Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) SVIP
1. Một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
- Sau khi chiếm nước ta, Nhà Minh thiết lập bộ máy đô hộ, thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
- Lê Lợi là một hào trưởng vùng Lam Sơn (Thanh Hóa) đã tích trữ lương thực, vũ khí chờ đợi thời cơ khởi nghĩa và bí mật tập hợp những người cùng chí hướng.
=> Đông đảo anh hùng hào kiệt đã hội tụ về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi.
- Đầu năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.
Hình 19.1. Tranh vẽ hội thề Lũng Nhai (1416) Lê Lợi cùng 18 nghĩa sĩ nguyện một lòng đánh giặc cứu nước (Nguồn: Internet)
b. Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418-1423)
- Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa, lưc lượng còn yếu, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, chịu tổn thất lớn.
- Ba lần Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh (huyện Lang Chảnh, Thanh Hóa), có lúc nghĩa quân chỉ còn 100 người.
- Trước tình thế đó, Lê Lợi chủ trương tạm hòa với quân Minh. Nguyễn Trãi đã thương lượng thành công.
- Mùa hè năm 1423, nghĩa quân về căn cứ Lam Sơn, từng bước khôi phục và phát triển lực lượng.
c. Mở rộng địa bàn hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên (1424-1425)
- Năm 1424 theo kế hoạch mà Nguyễn Chích đề xuất, Lê Lợi chuyển địa bàn hoạt động, đưa quân tiến về phía Nam đánh chiếm Nghệ An.
- Chỉ trong vòng 10 tháng, nghĩa quân giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.
d. Khởi nghĩa toàn thắng (1426-1427)
- Tháng 9/1426 nghĩa quân tiến quân ra Bắc, liên tiếp đánh thắng nhiều trận. Quân Minh phải rút vào thành Đông Quan (Hà Nội) cố thủ, chờ viện binh.
- Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
- Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động:
+ Tháng 11/1426, Vương Thông chỉ huy viện binh tiến đánh vào thành Đông Quan và mở cuộc tấn công vào Cao Bộ (Chương Mỹ, Hà Nội), nơi quân chủ lực Lam Sơn đóng giữ.
=> Quân Minh lọt vào trận địa mai phục của ta ở Tốt Động - Chúc Động.
+ Quân Minh bị phục kích, tổn thất nặng nề. Quân ta thừa thắng vây hãm thành Đông Quan và giải phóng nhiều châu huyện.
- Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang:
+ Tháng 10/1427, quân Minh lệnh cho Liễu Thăng và Mộc Thạnh dẫn 15 vạn quân chia làm 2 ngã tiến vào nước ta chi viện cho Vương Thông.
+ Tại Chi Lăng, quân Minh rơi vào trận địa phục kích của ta. Liễu Thăng bị chém đầu, số quân còn lại rút chạy về Xương Giang cũng bị truy đuổi, tiêu diệt.
+ Nghe tin Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh rút chạy về nước.
Hình 19.3. Lược đồ trận Chi Lăng - Xương Giang (Nguồn: Internet)
- Hội thề Đông Quan:
+ Nghĩa quân Lam Sơn siết chặt vòng vây ở thành Đông Quan. Nguyễn Trãi viết thư dụ Vương Thông ra hàng.
+ Ngày 10/12/1427 tại phía nam thành Đông Quan diễn ra hội thề chấm dứt chiến tranh. Lê Lợi cấp thuyền, xe và lương thảo cho quân Minh về nước.
2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Do tinh thần yêu nước, đoàn kết của cả dân tộc, nhân dân cùng tướng sĩ đoàn kết một lòng, hăng hái tham gia, ủng hộ khởi nghĩa.
+ Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn của những người lãnh đạo.
+ Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã biết dựa vào dân, đưa cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Minh.
+ Mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt – thời Lê sơ.
⚡Vận dụng
Em hãy sưu tầm thêm thông tin, tư liệu về các vị anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và viết một đoạn văn ngắn kể về người anh hùng mà em ấn tượng nhất.
Chúc các em học tốt!
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây