Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 18. Vùng Đông Nam Bộ (phần 2) SVIP
4. Sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế
- Là vùng kinh tế năng động, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
- Tổng sản phẩm trên địa bàn góp khoảng 30% vào GDP của cả nước, GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.
- Một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng: công nghiệp, dịch vụ, phát triển cây công nghiệp lâu năm.
a. Công nghiệp
- Công nghiệp phát triển bậc nhất cả nước, tổng sản phẩm ngành công nghiệp chiếm hơn 37% GRDP của vùng.
- Cơ cấu công nghiệp đa dạng: khai thác dầu khí; sản xuất hóa chất; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt và sản xuất trang phục; sản xuất giày, dép,...
- Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Xu hướng chuyển dịch:
+ Ưu tiên phát triển một số ngành công nghệ cao (điện tử viễn thông, sản xuất rô-bốt, điều khiển từ xa,...)
+ Phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, sử dụng năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường.
b. Dịch vụ
- Ngành dịch vụ rất phát triển, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GRDP (42% GRDP năm 2021).
- Hoạt động dịch vụ đa dạng, nhiều lĩnh vực khác nhau, phát triển hàng đầu cả nước như thương mại, du lịch, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng,...
* Thương mại:
- Hoạt động nội thương:
+ Vùng đông dân, thu nhập bình quân đầu người đứng đầu cả nước, nhu cầu mua sắm lớn ⇒ nội thương phát triển.
+ Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng phân bố rộng khắp vùng để phục vụ nhu cầu mua bán của người dân.
+ Trung tâm thương mại lớn nhất: Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hoạt động ngoại thương:
+ Tỉ trọng xuất nhập khẩu của vùng chiếm 34% cả nước.
+ Giá trị xuất khẩu hàng đầu: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
* Du lịch:
- Tài nguyên du lịch phong phú, cơ sở phục vụ du lịch hiện đại, giao thông thuận tiện, dễ dàng kết nối với các điểm du lịch trong và ngoài vùng ⇒ sức hút lớn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.
- Trung tâm du lịch lớn nhất cả nước: Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh tới Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang,... diễn ra quanh năm.
* Giao thông vận tải:
- Các loại hình giao thông vận tải đầy đủ, phát triển nhanh và hiện đại ⇒ kết nối các địa phương trong và ngoài vùng, với các nước.
+ Cảng biển: Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất.
+ Tuyến quốc lộ: 1,13,14,...
+ Đường cao tốc: Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận; Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây,...
+ Tuyến đường sắt: Thống Nhất.
- Các cảng biển, sân bay, đường cao tốc,... được nâng cấp, xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại ngày càng tăng của người dân.
- Khối lượng hàng hóa và số lượt hành khách vận chuyển ở Đông Nam Bộ đứng đầu cả nước.
- Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất, quan trọng nhất của vùng và cả nước.
* Tài chính ngân hàng:
- Hoạt động tài chính ngân hàng rất phát triển, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, với nhiều ngân hàng Nhà nước, tư nhân, quốc tế, sàn giao dịch chứng khoán, công ty bảo hiểm,...
- Các lĩnh vực khác như công nghệ thông tin - viễn thông, logistics,... đang ngày càng mở rộng.
5. Kết nối liên vùng đối với sự phát triển vùng Đông Nam Bộ
- Kết nối liên vùng giúp tăng mối liên hệ giữa các vùng, các vùng hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
- Đông Nam Bộ phát triển bậc nhất cả nước, tăng cường kết nối liên vùng giúp Đông Nam Bộ:
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và cung ứng các dịch vụ thế mạnh cho các vùng trong cả nước.
+ Dễ tiếp cận với những vùng có nhiều tài nguyên (Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung) và vùng sản xuất trọng điểm lương thực, thực phẩm Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Thu hút lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của vùng.
⇒ Thúc đẩy Đông Nam Bộ và các vùng khác cùng phát triển.
6. Vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh
- Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo của cả nước.
- Quy mô kinh tế của Thành phố chiếm tỉ trọng lớn nhất so với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước.
- Tổng sản phẩm của Thành phố chiếm hơn 20% GDP cả nước và 48% GRDP vùng Đông Nam Bộ.
- Luôn nằm trong các tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước về thu nhập bình quân đầu người, về số dự án và tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn hàng đầu cả nước, có sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Mục tiêu: phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây