Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 18. Vùng Đông Nam Bộ (phần 1) SVIP
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Diện tích: hơn 23 nghìn km2 (7,1% diện tích cả nước).
- Gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Tiếp giáp: Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Cam-pu-chia.
- Phía đông nam có vùng biển rộng với một số đảo, quần đảo, có quần đảo Côn Sơn có diện tích lớn nhất vùng.
- Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.
- Hệ thống giao thông vận tải của vùng phát triển với đủ các loại hình ⇒ kết nối với các vùng trong cả nước và quốc tế.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Thế mạnh
* Địa hình và đất:
- Địa hình tương đối bằng phẳng ⇒ thuận lợi xây dựng các cơ sở công nghiệp, giao thông vận tải, đô thị.
- Đất badan và đất xám phù sa cổ ⇒ thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn.
- Đất phù sa ở ven sông ⇒ thích hợp trồng cây lương thực, thực phẩm.
* Khí hậu: Có tính chất cận xích đạo, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, phân hai mùa mưa - khô rõ rệt ⇒ thuận lợi cho các hoạt động kinh tế diễn ra quanh năm.
* Nguồn nước:
- Một số sông, hồ lớn (sông Đồng Nai, sông Bé, hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An,...) ⇒ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Nguồn nước khoáng ở Bà Rịa - Vũng Tàu ⇒ phát triển du lịch.
* Sinh vật: Tương đối đa dạng, có các vườn quốc gia (Cát Tiên, Lò Gò - Xa Mát, Bù Gia Mập,...), khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ,... ⇒ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch.
* Khoáng sản:
- Cao lanh ở Bình Dương, Tây Ninh ⇒ nguyên liệu sản xuất gốm sứ.
- Đá a-xit ở Tây Ninh, Bình Phước ⇒ nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.
* Biển đảo:
- Vùng biển rộng, giàu tài nguyên ⇒ phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Tài nguyên sinh vật phong phú, nằm trong ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu ⇒ phát triển ngành thủy sản.
- Nhiều bãi tắm đẹp ở Bà Rịa - Vũng Tàu và trên các đảo ⇒ phát triển du lịch biển.
- Tài nguyên dầu khí phong phú với địa thế ven biển thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu ⇒ phát triển khai thác khoáng sản biển và giao thông vận tải biển.
b. Hạn chế
- Mùa khô kéo dài (từ 4-5 tháng) ⇒ tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Ít khoáng sản trên đất liền.
- Ảnh hưởng của một số thiên tai: Triều cường, xâm nhập mặn,...
3. Dân cư và đô thị hóa
a. Dân cư
- Quy mô và gia tăng dân số:
+ Quy mô dân số lớn, khoảng 18,3 triệu người (18,6 % dân số cả nước).
+ Quy mô dân số tăng nhanh do có sức hút lượng lớn người nhập cư.
- Cơ cấu dân số: Trẻ ⇒ nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế của vùng.
- Thành phần dân tộc: Có nhiều dân tộc cùng chung sống (Kinh, Hoa, Khơ-me, Xtiêng, Cơ-ho, Chăm,...).
- Phân bố dân cư: Mật độ dân số là 778 người/km2 (gấp 2,6 lần cả nước); dân cư sống ở thành thị nhiều hơn nông thôn (tỉ lệ dân thành thị đạt 66,4%).
b. Đô thị hóa
- Lịch sử khai thác lãnh thổ khoảng 300 năm, từ đó hình thành và phát triển các đô thị.
- Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn từ công cuộc Đổi mới do tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Số lượng đô thị tăng, quy mô đô thị mở rộng.
- Dân cư tập trung vào các đô thị ngày càng nhiều, vùng có số dân và tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.
- Lối sống thành thị lan tỏa tới dân cư vùng nông thôn của Đông Nam Bộ.
- Xu hướng đô thị hóa: Hình thành hệ thống đô thị thông minh và hiện đại, các đô thị vệ tinh, vùng đô thị,...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây