Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 18: Đông Nam Á SVIP
BÀI 18: ĐÔNG NAM Á
1. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XIX
* Bối cảnh: cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thực dân phương Tây đã phân chia xong thuộc địa ở Đông Nam Á.
* Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:
- Ở In-đô-nê-xi-a:
+ 1873 - 1903: chiến tranh giành độc lập của nhân dân Hồi quốc A-chê (Aceh).
+ 1890 - 1907: khởi nghĩa nông dân đảo Gia-va do Sa-min (Samin) lãnh đạo.
- Ở Phi-lip-pin:
+ 1892 - 1896: cuộc đấu tranh theo đường lối ôn hoà của Liên minh Phi-líp-pin do Hô-xê Ri-dan thành lập.
+ 1896 - 1897: khởi nghĩa Bô-ni-pha-xi-ô (Bonifacio) theo xu hướng bạo động.
- Việt Nam:
+ 1885 - 1896: phong trào Cần vương.
+ 1884 - 1913: khởi nghĩa Yên Thế.
- Cam-pu-chia:
+ 1863 - 1866: cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (Si Votha) chống thực dân Pháp và triều đình thân Pháp.
+ 1861 - 1892: khởi nghĩa chống Pháp dưới danh nghĩa Hoàng thân Si-vô-tha.
Hình 1: Đề Thám và những người thân tín ở núi rừng Yên Thế
trong khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) ở Việt Nam
2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX
- Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục lan rộng dưới nhiều hình thức khác nhau có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội như:
+ Đấu tranh vũ trang: khởi nghĩa Pha-ca-đuốc (1901 – 1903), Ong Kẹo (1901 – 1907) ở Lào,...
+Tầng lớp tư sản dân tộc ở In-đô-nê-xi-a.
+ Hoạt động đấu tranh của tầng lớp tư sản dân tộc.
- Ngoài ra, còn có phong trào đấu tranh của tầng lớp trí thức và công nhân như:
+ Hội Thanh niên Phật tử (Mi-an-ma, 1906), Hiệp hội công nhân đường sắt (In-đô-nê-xi-a, 1905),...
+ Đặc biệt, Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a (1914) đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây