Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 16. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi SVIP
1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHẨN ĐOÁN DI TRUYỀN TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH CHO VẬT NUÔI
- Chẩn đoán di truyền là sử dụng các xét nghiệm dựa trên chỉ thị phân tử như:
+ Nucleic acid (DNA, RNA), đoạn gene hay bộ gene hoàn chỉnh của vi sinh vật để chẩn đoán bệnh.
- Kĩ thuật chẩn đoán dựa trên chỉ thị phân tử được ứng dụng phổ biến là phương pháp PCR.
- Có nhiều phương pháp PCR khác nhau với phạm vi ứng dụng, ưu và nhược điểm khác nhau.
+ Ưu điểm:
-
Cho kết quả nhanh.
-
Độ chính xác cao.
-
Độ nhạy cao.
+ Nhược điểm:
-
Thiết bị phức tạp, đắt tiền.
-
Đòi hỏi kĩ thuật viên có kĩ năng cao.
-
Quy trình kĩ thuật phức tạp.
- Ngày nay, PCR được ứng dụng rộng rãi trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho vật nuôi, nhất là các bệnh do virus và vi khuẩn.
2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG SẢN XUẤT VACCINE PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI
- Các công nghệ mới ứng dụng trong sản xuất vaccine gồm:
+ Công nghệ vaccine tái tổ hợp.
+ Kĩ thuật tạo giống virus trao đổi gene.
+ Sử dụng virus mang hay virus vector (baculovirus).
- Nguồn kháng nguyên sử dụng để sản xuất vaccine bằng công nghệ mới có thể là:
+ Nucleic acid hoặc các đoạn gene, protein của mầm bệnh mà không phải là vi sinh vật hoàn chỉnh.
=> Giúp giảm nguy cơ lây nhiễm so với phương pháp cổ điển.
- Ứng dụng công nghệ mới giúp cho việc:
+ Sản xuất vaccine được phát triển nhanh.
+ Quy trình sản xuất được công nghiệp hoá cao.
+ Cho ra hàng loạt sản phẩm đồng đều với giá thành thấp.
- Vaccine thường có đáp ứng miễn dịch tốt hơn, hiệu quả cao hơn so với vaccine cổ điển.
3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LÊN MEN LIÊN TỤC TRONG SẢN XUẤT KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI
- Kháng sinh được sản xuất từ vi sinh vật gồm:
+ Vi khuẩn.
+ Xạ khuẩn.
+ Nấm mốc,...
- Theo phương pháp truyền thống:
+ Các vi sinh vật này được nuôi cấy, nhân lên, sau đó trải qua quy trình phức tạp để chiết tách kháng sinh.
- Kháng sinh được sản xuất trong hệ thống lên men từng mẻ nên tốn nhiều thời gian để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
=> Do đó tăng giá thành, khó đảm bảo chất lượng đồng đều cho sản phẩm.
- Ngày nay, kháng sinh được sản xuất ở quy mô công nghiệp trong hệ thống lên men liên tục.
- Nhờ đó, kháng sinh được tạo ra nhanh, nhiều, đồng đều với giá thành thấp hơn so với phương pháp truyền thống.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây