Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất SVIP
1. Sự phân bố đất trên Trái Đất
Hình 16.1. Bản đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất
Dựa vào hình 16.1, hãy:
- Kể tên các nhóm đất chính trên Trái Đất.
- Xác định phạm vi phân bố của đất đài nguyên, đất pốt dôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
* Hướng dẫn:
- Các nhóm đất chính trên Trái Đất:
+ Đất đài nguyên.
+ Đất pốt dôn.
+ Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới.
+ Đất đen thảo nguyên ôn đới.
+ Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.
+ Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
+ Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Đất đỏ, nâu đỏ xa van.
+ Đất đỏ vàng nhiệt đới.
+ Đất phù sa.
- Sự phân bố của các nhóm đất:
Nhóm đất |
Phạm vi phân bố |
Đất đài nguyên |
- Ở cận cực, từ 600B trở lên, rìa Âu Á, Bắc Mĩ (thuộc đới lạnh). |
Đất pốt dôn |
- Phía bắc của Bắc Mĩ, Á Âu (thuộc ôn đới). |
Đất đen thảo nguyên ôn đới |
- Sâu trong nội địa (Bắc Mĩ, Á - Âu, Nam Mĩ) thuộc ôn đới lục địa. |
Đất đỏ vàng |
- Khu vực cận nhiệt gió mùa, nhiệt đới gió mùa (châu Phi, Nam Mĩ, Nam và đông Nam Á, bắc Ox-trây-li-a). |
Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc |
- Khu vực nhiệt đới lục địa, cận nhiệt lục địa (Bắc Phi, lục địa Á - Âu, Ô-Xtrây-li-a). |
2. Sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất
Hình 16.2. Bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất
Dựa vào hình 16.2, hãy:
- Kể tên các thảm thực vật chính từ cực về Xích đạo.
- Xác định phạm vi phân bố của các thảm thực vật lá kim, thảo nguyên ôn đới, rừng nhiệt đới.
* Hướng dẫn:
- Các thảm thực vật chính từ cực về Xích đạo
+ Rừng nhiệt đới.
+ Xa van và rừng thưa.
+ Hoang mạc, bán hoang mạc.
+ Rừng cận nhiệt ẩm.
+ Rừng và cây bụi lá cứng.
+ Rừng lá rộng, hỗn hợp.
+ Thảo nguyên ôn đới.
+ Rừng lá kim.
+ Đài nguyên.
+ Hoang mạc cực.
- Phạm vi phân bố của các thảm thực vật lá kim, thảo nguyên ôn đới, rừng nhiệt đới.
Thảm thực vật | Phân bố |
Rừng lá kim | - Khu vực ôn đới lục địa (Bắc Mĩ, Phía bắc lục địa Á Âu). |
Thảo nguyên ôn đới | - Khu vực ôn đới (Trung tâm Bắc Mĩ, rìa đông Nam Mĩ, trung tâm lục địa Á Âu, rìa nam của Ô-Xtrây-li-a). |
Rừng nhiệt đới | - Khu vực xích đạo, nhiệt đới (Trung và Nam Mĩ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á, bắc Ô-Xtrây-li-a). |
3. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao
Quan sát hình 16.3 và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết ở sườn tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất nào.
Hình 16.3. Sơ đồ các vành đai thực vật và sườn tây dãy Cap-ta
* Hướng dẫn:
Độ cao (m) |
Thực vật |
Đất |
0 - 500 |
Rừng lá cứng |
Đất đỏ nâu |
500 - 1200 |
Rừng hỗn hợp |
Đất nâu |
1200 - 1600 |
Rừng lá kim |
Đất pốt dôn |
1600 - 2000 |
Đồng cỏ núi |
Đất đồng cỏ |
2000 - 2800 |
Địa y và cây bụi |
Đất sơ đẳng xen lẫn đá |
Trên 2800 |
Băng tuyết |
Băng tuyết |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây