Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 16. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam SVIP
1. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
a) Thành phần dân tộc theo dân số
- Khái niệm “dân tộc” được sử dụng theo hai nghĩa:
+ Dân tộc - quốc gia: bao gồm toàn thể cư dân của quốc gia, đất nước (dân tộc Việt Nam).
+ Dân tộc - tộc người: là những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác dân tộc (dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Thái,...).
- Thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam hiện nay được chia thành hai nhóm: dân tộc đa số và dân tộc thiểu số (dựa vào số dân của từng dân tộc theo tổng điều tra dân số toàn quốc).
b) Thành phần dân tộc theo ngữ hệ
- Ngữ hệ
+ Là một nhóm các ngôn ngữ cùng nguồn gốc, có những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm,...
+ Mỗi ngữ hệ lại có thể bao gồm một hoặc nhiều nhóm ngôn ngữ.
- Hiện nay, 54 dân tộc ở Việt Nam được chia thành: năm ngữ hệ, tám nhóm ngôn ngữ.
2. Hoạt động kinh tế và đời sống vật chất
a) Hoạt động kinh tế
* Sản xuất nông nghiệp
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh:
+ Do cư trú ở đồng bằng nên sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước, là hoạt động kinh tế chính.
+ Sản xuất nông nghiệp tồn tại, phát triển gắn liền với việc trị thuỷ, xây dựng hệ thống thuỷ lợi.
+ Bên cạnh cây lúa nước, người Kinh còn trồng một số cây lương thực khác như: ngô, khoai, sắn,... cùng các loại cây rau, củ, gia vị, cây ăn quả,... và chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ – hải sản,...
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số:
+ Phát triển hoạt động canh tác nương rẫy (do địa bàn cư trú chủ yếu là khu vực có địa hình cao, dốc ở trung du, miền núi phía Bắc và Trường Sơn - Tây Nguyên).
+ Cây trồng chủ yếu: lúa, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả, cây rau xanh và cây gia vị,...
+ Việc canh tác lúa nước được tiến hành ở các thung lũng chân núi hoặc những thửa ruộng bậc thang trên các sườn đồi, sườn núi đất.
* Thủ công nghiệp
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh:
+ Làm nhiều nghề thủ công truyền thống như: nghề gốm, nghề dệt, nghề đan, rèn, mộc, chạm khắc, đúc đồng, kim hoàn, khảm trai,...
+ Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng và tinh xảo, đáp ứng nhu cầu của người dân trong và ngoài nước.
Gốm Chu Đậu ở Hải Dương
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số:
+ Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người.
+ Nghề dệt và nghề đan ra đời sớm, phát triển mạnh ở hầu hết các dân tộc; nghề gốm và nghề rèn, đúc cũng ra đời sớm nhưng ít phổ biến hơn. Ngoài ra, một số ngành nghề thủ công khác cũng được duy trì trong cộng đồng các dân tộc thiểu số như: nghề mộc, nghề làm đồ trang sức bằng bạc,...
+ Sản phẩm của các nghề thủ công này chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.
b) Đời sống vật chất
* Đời sống vật chất của người Kinh
- Ăn
+ Bữa ăn truyền thống thường bao gồm cơm, rau, cá, thịt gia súc, gia cầm…; nước uống thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây (chè, vối,...).
+ Sáng tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng, đa dạng về cách chế biến và thưởng thức, mang đậm bản sắc văn hoá của mỗi vùng miền.
+ Ngày nay, thực đơn bữa ăn chính của các gia đình đã đa dạng hơn.
- Trang phục
+ Trang phục thường ngày gồm áo, quần (hoặc váy), kết hợp thêm một vài chi tiết phụ khác như: mũ, khăn, giày, dép...
+ Người Kinh ưa thích dùng trang sức bằng bạc hoặc vàng.
+ Trang phục có sự khác biệt giữa các vùng, miền; chất liệu, kiểu dáng, màu sắc và đa dạng
+ Hiện nay, người Kinh ở các vùng miền thường mặc âu phục: áo sơ mi, quần âu….
- Nhà ở
+ Ở trong các ngôi nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất.
+ Mỗi gia đình có một khuôn viên với một vài ngôi nhà, trong đó ngôi nhà chính để thờ cúng, tiếp khách, sinh hoạt gia đình, cất giữ đồ đạc quý; các ngôi nhà khác để nấu ăn, cất giữ dụng cụ lao động, lương thực, thực phẩm,...
+ Ngày nay, kiến trúc nhà ở của người Kinh thay đổi theo hướng hiện đại, tiện dụng hơn.
- Đi lại, vận chuyển:
+ Ngoài đi bộ, vận chuyển bằng vai, người Kinh còn phát triển hình thức đi lại, vận chuyển bằng xe trâu, bò, ngựa hoặc các loại thuyền, bè,...
+ Hiện nay, việc đi lại, vận chuyển hàng hoá giữa các địa phương ngày càng dễ dàng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian nhờ việc phát triển đa dạng các loại hình và phương tiện giao thông.
* Đời sống của các dân tộc thiểu số
- Ăn
+ Thường ngày cư dân các dân tộc thiểu số cũng chủ yếu ăn cơm với rau, cá.
+ Cách ăn và chế biến đồ ăn cũng có ít nhiều sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền.
- Trang phục
+ Thường được may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh,...
+ Trang phục của các dân tộc phía bắc là quần (hoặc váy) và áo có nhiều hoa văn trang trí. Các dân tộc phía nam, khi trời nóng, nam đóng khố, cởi trần (hoặc mặc áo); nữ mặc váy, áo; khi trời lạnh, nam, nữ đều khoác thêm tấm vải giữ ấm cơ thể.
+ Ngoài trang sức bằng kim loại, đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng nhiều loại trang sức có nguồn gốc từ động vật, thực vật.
- Nhà ở
+ Chủ yếu làm và ở trong những ngôi nhà sàn bằng nguyên liệu thực vật (gỗ, tre, nứa, lá,...);
+ Cư dân một số dân tộc ở nhà trệt (đất) hoặc nhà nửa sàn nửa trệt.
- Đi lại, vận chuyển
+ Do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, hẹp, cư dân các dân tộc thiểu số chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi.
+ Một số dân tộc biết thuần dưỡng súc vật (trâu, ngựa, voi,...) và sử dụng các loại xe, thuyền để đi lại và vận chuyển hàng hoá, đồ đạc.
3. Đời sống tinh thần
a) Tín ngưỡng, tôn giáo
- Tín ngưỡng, tôn giáo của người Kinh
+ Có tín ngưỡng đa thần (sùng bái nhiều vị thần tự nhiên).
+ Tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất (tổ tiên, anh hùng dân tộc, những người có công với cộng đồng, thờ Mẫu, thờ Thành hoàng làng…).
+ Người Kinh đã và đang tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành,... Cùng với đó là việc xây dựng nhiều công trình kiến trúc như: đình, đền, chùa, tháp, nhà thờ,... và tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến các tôn giáo như lễ Phật đản (Phật giáo), lễ Giáng sinh (Công giáo, Tin Lành),...
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
- Tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc thiểu số
+ Duy trì tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tô-tem giáo,... ở các mức độ đậm, nhạt khác nhau.
+ Đã và đang tiếp thu, chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như: Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo,...
b) Phong tục, tập quán, lễ hội
- Phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh
+ Thực hành nhiều phong tục, tập quán liên quan đến chu kì vòng đời và chu kì thời gian/thời tiết.
+ Sáng tạo, duy trì và phát triển hệ thống lễ hội đa dạng và phong phú, gồm lễ hội liên quan đến các tín ngưỡng dân gian, lễ hội tôn giáo, lễ hội tưởng nhớ các anh hùng dân tộc,...
+ Về quy mô, lễ hội cũng khá đa dạng, từ các lễ hội của cộng đồng làng đến lễ hội của vùng, quốc gia, quốc tế.
- Phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc thiểu số
+ Duy trì nhiều phong tục tập quán liên quan đến chu kì vòng đời (sinh đẻ, cưới xin, tang ma,...) và chu kì canh tác (làm đất, gieo trỉa, thu hoạch,...).
+ Một số dân tộc cũng có các phong tục, tập quán liên quan đến chu kì thời gian/thời tiết.
+ Lễ hội chủ yếu được tổ chức với quy mô làng bản và tộc người. Một số lễ hội liên quan đến cộng đồng cư dân - dân tộc cư trú tại một vài làng/bản trong một khu vực.
+ Các lễ hội phổ biến như: lễ tế thần, lễ hội cơm mới, đưa thóc vào kho, lễ hội xuống đồng, lễ cúng bản, cúng mường…
Điệu múa xòe của người dân tộc Thái
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây