Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 16. Bản vẽ xây dựng SVIP
I. KHÁI NIỆM
- Bản vẽ xây dựng là bản vẽ về các công trình xây dựng như:
+ Nhà ở, khu công nghiệp, sân bay, cầu đường,...
- Căn cứ vào các bản vẽ để có thể xây dựng các công trình đúng như thiết kế.
- Bản vẽ nhà là một trong những bản vẽ xây dựng thường gặp nhất trong đời sống của chúng ta.
- Bản vẽ nhà là bản vẽ thể hiện cấu tạo, hình dáng, kích thước của ngôi nhà.
- Bản vẽ nhà gồm các bản vẽ:
+ Mặt bằng.
+ Mặt đứng.
+ Mặt cắt.
+ Các số liệu kĩ thuật kèm theo.
- Ngoài ra, có thể bổ sung thêm hình chiếu phối cảnh để biểu diễn ngôi nhà cùng vị trí của nó trên mặt bằng xây dựng.
II. CÁC QUY ƯỚC VẼ BẢN VẼ XÂY DỰNG
Quy ước về các nét vẽ, khung tên, ghi kích thước, tỉ lệ trên bản vẽ xây dựng theo các tiêu chuẩn về vẽ kĩ thuật.
Ngoài ra, trên bản vẽ xây dựng còn có một số kí hiệu quy ước riêng như sau:
1. Một số kí hiệu quy ước trên bản vẽ mặt bằng tổng thể
Tên gọi | Kí hiệu |
Cây có tán | |
Cây trang trí | |
Hàng rào cây | |
Đường ô tô | |
Cổng ra vào | |
Nhà sắp được xây dựng | |
Đường lát đá | |
Mũi tên chỉ hướng ra vào | |
Sân vận động | |
Quảng trường, sân | |
Thảm cỏ | |
Hồ nhân tạo |
2. Một số kí hiệu quy ước trên bản vẽ nhà
- Kí hiệu quy ước trên bản vẽ nhà.
Kí hiệu các bộ phận của ngôi nhà (TCVN 4614:2012) |
Kí hiệu đồ dùng trong nhà (TCVN 4609:1988) |
||||||
Cửa đi 4 cánh | Mặt bằng cầu thang tầng dưới cùng | Tủ quần áo | Chậu rửa | ||||
Cửa đi đơn 1 cánh, mở vào trong | Mặt bằng cầu thang tầng trên cùng | Gường | Xí bệt | ||||
Kệ ti vi | Bàn bếp | ||||||
Mặt cắt cầu thang | Cửa sổ đơn 2 cánh, mở ra ngoài | Bàn ghế sofa | Bàn ghế ăn |
- Một số kí hiệu vật liệu trên bản vẽ xây dựng (TCVN 7:1993).
Nội dung | Kí hiệu |
Gạch các loại | |
Bê tông |
III. CÁC HÌNH BIỂU DIỄN TRÊN BẢN VẼ XÂY DỰNG
Trong hồ sơ bản vẽ xây dựng ở giai đoạn thiết kế sơ bộ, cụ thể hơn là hồ sơ của một bản vẽ nhà thường có các bản vẽ sau:
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
- Bản vẽ mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt của ngôi nhà.
- Bản vẽ chi tiết kết cấu của ngôi nhà.
1. Bản vẽ mặt bằng tổng thể
* Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.
* Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện:
- Kích thước của khu đất, kích thước của ngôi nhà sắp được xây dựng.
- Vị trí, hướng của ngôi nhà trên khu đất đó.
- Kiến trúc xung quanh ngôi nhà như:
+ Cổng ra vào, sân vườn, tường rào,... hiện có hoặc dự định xây dựng.
- Các công trình có sẵn bên ngoài khu đất như:
+ Nhà, đường đi, sông hồ....
* Mặt bằng tổng thể thường được vẽ với tỉ lệ: 1/200, 1/500, 1/1000.
2. Bản vẽ các hình chiếu của ngôi nhà
a. Mặt đứng
- Mặt đứng là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài của ngôi nhà, thường là hình chiếu mặt trước.
- Bản vẽ mặt đứng cho thấy vẻ đẹp kiến trúc cũng như các kết cấu chính của ngôi nhà.
- Trên bản vẽ mặt đứng có thể không ghi kích thước hoặc chỉ ghi các kích thước chiều cao của mỗi tầng, chiều cao mái, chiều rộng ngôi nhà.
b. Mặt cắt
- Mặt cắt là hình cắt của ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt (thường đi qua cầu thang hay ô trống) song song với mặt phẳng chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu cạnh.
- Trên bản vẽ mặt cắt ta đọc được các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao, cụ thể:
+ Chiều cao của từng tầng.
+ Chiều cao của mái nhà.
+ Chiều cao cửa đi, cửa sổ, cầu thang,...
c. Mặt bằng
- Mặt bằng là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sàn khoảng 1,5 m nhằm thể hiện:
+ Vị trí cửa đi, cửa sổ, tường bao, tường ngăn.
+ Vị trí bàn ghế, giường tủ trên từng tầng.
- Mỗi một tầng được thể hiện bằng một bản vẽ mặt bằng riêng.
- Trên mặt bằng thể hiện kích thước dài, rộng của ngôi nhà cũng như của từng phòng, các kích thước theo chiều rộng của cửa đi, cửa sổ,...
IV. LẬP BẢN VẼ XÂY DỰNG ĐƠN GIẢN
Căn cứ vào kích thước mặt bằng xây dựng, số phòng công năng dự kiến, các bước vẽ mặt bằng nhà được thực hiện như sau:
- Bước 1: Chọn tỉ lệ vẽ phù hợp.
+ Tỉ lệ vẽ phụ thuộc vào kích thước mặt bằng cần vẽ so với khổ giấy.
- Bước 2: Vẽ các trục tâm của tường bao, tường ngăn.
+ Các đường trục này xác định kích thước dài, rộng của từng phòng.
+ Chú ý vị trí phòng khách cần được bố trí hợp lí nhất.
- Bước 3: Vẽ tường bao (dày 0,22 m), tường ngăn (dày 0,11 m), đặt tên các phòng.
- Bước 4: Vẽ cửa chính, cửa các phòng (chiều rộng thông thường: 1,46 - 4,8 m), cửa sổ (thường từ 1,4 - 2,2 m).
+ Chú ý chọn kích thước cửa hợp lí cho từng loại phòng.
+ Bố trí các vật dụng thiết yếu cho từng phòng (giường, tủ, bàn, ghế).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây