Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 15. Văn minh Đại Việt (P1) SVIP
1. Khái niệm và cơ sở hình thành
a) Khái niệm văn minh Đại Việt
- Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
b) Cơ sở hình thành
- Cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam; phản ánh quá trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên và cuộc đấu tranh trong hơn 1000 năm Bắc thuộc để giành độc lập và bảo tồn văn hoá dân tộc.
- Trải qua các triều đại, triều đình và nhân dân luôn kiên cường chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập, tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ.
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nền văn minh bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,...) về tư tưởng, chính trị, giáo dục, văn hoá, kĩ thuật,...
2. Tiến trình phát triển
3. Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt
a) Chính trị
- Thiết chế chính trị
- Các vương triều Đinh - Tiền Lê đã tiếp thu mô hình thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền của phong kiến Trung Quốc. Thiết chế đó ngày càng được hoàn thiện qua các triều đại Lý - Trần và đạt đến đỉnh cao dưới triều Lê sơ.
+ Hoàng đế đứng đầu chính quyền trung ương, có quyền quyết định mọi công việc.
+ Giúp việc cho hoàng đế có các cơ quan và hệ thống quan lại.
+ Chính quyền địa phương được chia thành các cấp quản lí, mỗi cấp đều sắp đặt các chức quan cai quản.
- Trong tiến trình phát triển, các triều đại quần chủ có đặt ra yêu cầu cải cách. Tiêu biểu là cải cách Hồ Quý Ly (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XV), cải cách Lê Thánh Tông (cuối thế kỉ XV), cải cách Minh Mạng (đầu thế kỉ XIX).
- Pháp luật
- Các vương triều Đại Việt chú trọng xây dựng luật pháp.
- Các bộ luật như: Hình thư thời Lý, Hình luật thời Trần, Quốc triều hình luật thời Lê và Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn.
b) Kinh tế
- Nông nghiệp
- Nông nghiệp lúa nước và văn hoá làng xã tiếp tục là một trong những đặc trưng của văn minh Đại Việt.
- Các triều đại đều đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp:
+ Tổ chức lễ cày tịch điền
+ Thành lập các cơ quan chuyên trách để điều.
+ Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
+ Khuyến khích nhân dân khai hoang mở rộng diện tích thường xuyên.
- Kĩ thuật thâm canh cây lúa nước có nhiều tiến bộ.
- Cư dân du nhập và cải tạo những giống lúa từ bên ngoài.
- Thủ công nghiệp
- Nghề thủ công phát triển, nổi tiếng nhất là các nghề: dệt, gốm sứ, luyện kim. Bên cạnh đó còn có các nghề: chạm đục gỗ, chạm khắc đá, thuộc da, làm giấy, khảm trai, sơn mài, kim hoàn,...
- Các xưởng thủ công của nhà nước (Cục Bách tác) chuyên sản xuất các mặt hàng độc quyền của triều đình như: tiền, vũ khí, trang phục và đồ dùng của hoàng cung,...
- Trong các làng xã, đã xuất hiện một số làng chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công trình độ cao, ví dụ: gốm Bát Tràng (Hà Nội); gốm Chu Đậu (Hải Dương)…
- Thợ thủ công từ nhiều làng nghề cùng tập trung ở các khu đô thị để sản xuất, buôn bán.
- Thương nghiệp
- Bắt đầu từ thời Tiền Lê (thế kỉ X), các triều đại đều cho đúc các loại tiền kim loại riêng.
- Năm 1149, nhà Lý thành lập trang Vân Đồn (Quảng Ninh), tạo điều kiện cho thuyền buồn từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á,... đến trao đổi hàng hoá.
- Đầu thế kỉ XV, Đại Việt có nhiều thương cảng có buôn bán với nước ngoài do nhà nước quản lí.
- Từ thế kỉ XVI, đặc biệt trong thế kỉ XVII, khi thương mại Á - Âu phát triển, các công ti như Công ti Đông Ân Hà Lan, Công ti Đông Ấn Anh và thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á,... đã đến Đại Việt buôn bán nhộn nhịp ở khắp cả nước.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây