Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc SVIP
⇒ Các em thân mến, khoảng thiên niên kỉ I TCN, những vùng đồng bằng ven biển, ven các dòng sông lớn của nước ta đã là nơi cư trú của các bộ lạc lớn. Họ là chủ nhân của các quốc gia cổ đại đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam như Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam. Sự ra đời của các quốc gia này cũng như tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay nhé!
I. Nhà nước Văn Lang
1. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang
- Từ khoảng 2000 năm TCN, những nhóm cư dân Việt cổ mở rộng địa bàn cư trú, xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
- Những bộ lạc lớn dần hình thành gần gũi nhau về tiếng nói và hoạt động sản xuất.
- Nhu cầu trị thủy, đối phó lũ lụt, bảo vệ mùa màng, chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc.
- Thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, đứng đầu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
Sự ra đời của nhà nước Văn Lang mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
2. Tổ chức nhà nước Văn Lang
- Ở Trung ương, đứng đầu là Hùng Vương, giúp việc cho Hùng Vương là lạc hầu.
- Ở địa phương, lạc tướng đứng đầu các bộ; bồ chính đứng đầu chiềng, chạ.
- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, thanh niên ở các chiềng, chạp được huy động tập hợp lại cùng nhau chiến đấu.
II. Nhà nước Âu Lạc
- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần. Vào năm 208 TCN, nhà nước Âu Lạc ra đời.
+ Thục Phán xưng là An Dương Vương, đổi tên nước thành Âu Lạc, rời đô về Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
+ Thành Cổ Loa được xây dựng kiên cố. Nơi đây cũng rở thành trung tâm của nhà nước Âu Lạc và là phòng tuyến bảo vệ vững chắc.
- Tổ chức bộ máy nhà nước không thay đổi nhiều so với thời Văn Lang nhưng chặt chẽ hơn, vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.
+Lãnh thổ được mở rộng hơn và chia thành nhiều bộ.
Chúc các em học tốt!
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây