Bài học cùng chủ đề
- Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 1)
- Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 2)
- Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 3)
- Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 4)
- Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 5)
- Luyện tập Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 1)
- Luyện tập Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 2)
- Luyện tập Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 3)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 4) SVIP
III. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ, MÁY VI TÍNH
1. Tình hình phát triển
- Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính là ngành xuất hiện muộn hơn so với các ngành công nghiệp khác.
- Cơ cấu của ngành rất đa dạng, gồm các lĩnh vực như sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất máy vi tính, điện thoại di động, thiết bị điện dân dụng,...
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ, MÁY VI TÍNH NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2021
2010 | 2015 | 2021 | |
Điện thoại di động | 37,5 | 235,6 | 183,3 |
Ti vi lắp ráp | 2,8 | 5,5 | 20,6 |
Tủ lạnh, tủ đông dùng trong gia đình | 1,5 | 1,6 | 2,7 |
(Đơn vị: triệu cái)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2016, 2022)
- Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại (trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, dữ liệu lớn,...) => Ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đem lại giá trị kinh tế lớn và có tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta.
2. Phân bố
Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính được phát triển và phân bố ở các địa phương có nhiều lợi thế về nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư nước ngoài như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.
3. Định hướng phát triển
Định hướng phát triển của ngành là tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng giá trị nội địa,...
IV. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
1. Tình hình phát triển
- Sản xuất, chế biến thực phẩm là ngành được phát triển từ lâu đời dựa vào nguồn nguyên liệu dồi dào, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Sản lượng các sản phẩm của ngành nhìn chung tăng lên trong giai đoạn 2010 – 2021.
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2021
2010 | 2015 | 2021 | |
Thuỷ sản ướp đông (triệu tấn) | 1,2 | 1,6 | 2,0 |
Dầu thực vật tinh luyện (triệu tấn) | 0,5 | 0,9 | 1,3 |
Sữa tươi (triệu lít) | 520,6 | 1027,9 | 1288,2 |
Gạo xay xát (triệu tấn) | 33,4 | 40,7 | 39,5 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2016, 2022)
- Chất lượng sản phẩm của ngành ngày càng được nâng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhờ đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất như công nghệ sinh học, công nghệ xử lí nhiệt, công nghệ bao bì và đóng gói,...
2. Phân bố
- Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ.
- Các trung tâm công nghiệp chế biến thực phẩm lớn ở nước ta là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,...
3. Định hướng phát triển
- Thu hút đầu tư.
- Chú trọng công nghệ tự động hóa, quản lý chất lượng.
- Phát triển chuỗi sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.
- Đa dạng hóa sản phẩm cho thị trường nội địa.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu, chủ động hội nhập quốc tế.
V. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG
1. Tình hình phát triển
- Công nghiệp sản xuất đồ uống là một trong những ngành có truyền thống lâu đời ở nước ta.
- Những năm gần đây, công nghệ mới đã được áp dụng trong sản xuất (công nghệ chiết lạnh vô trùng, tự động hóa,...) => Chất lượng sản phẩm đồ uống được cải thiện, giữ được thị phần trong nước và bước đầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2021
(Đơn vị: triệu lít)
2010 | 2015 | 2021 | |
Nước khoáng | 458,5 | 877,3 | 1036,7 |
Nước tinh khiết | 1342,9 | 2390,1 | 2729,0 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2016, 2022)
2. Phân bố
Các cơ sở sản xuất đồ uống phân bố tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long,...
3. Định hướng phát triển
Định hướng phát triển của ngành là sản xuất theo hướng bền vững như: sử dụng các nguồn nguyên liệu hữu cơ, tái sử dụng – tái chế chất thải hoặc sản phẩm dư thừa từ quá trình sản xuất của ngành,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây