Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12. Đồng bằng sông Hồng (phần 1) SVIP
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Diện tích: hơn 21 nghìn km2, gồm 11 tỉnh thành.
- Tiếp giáp: Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trungg và nước láng giềng Trung Quốc; phía Đông có vùng biển rộng thuộc vịnh Bắc Bộ với nhiều đảo.
- Đồng bằng sông Hồng là cửa ngõ ra biển của các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ; có nhiều tuyến đường thuận lợi kết nối các vùng trong nước với thế giới.
- Vùng có Thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ⇒ động lực thu hút nguồn lực, thúc đẩy các vùng kinh tế khác phát triển.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Địa hình và đất:
+ Địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ ⇒ trồng cây lương thực, cây thực phẩm và cây ăn quả.
+ Địa hình đồi núi có đất feralit ⇒ phát triển rừng, cây công nghiệp, cây dược liệu.
+ Ven biển có đất mặn, đất phèn, một số nơi có đất xám trên phù sa cổ ⇒ khai thác sản xuất nông nghiệp.
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ trung bình năm trên 23oC, lượng mưa dao động 1500 - 2000mm/năm, có mùa đông lạnh ⇒ thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm, tạo điều kiện xen canh, tăng vụ, đặc biệt có thế mạnh trồng cây ưa lạnh.
- Nguồn nước:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình; nhiều hồ, vùng trũng ⇒ thuận lợi sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
+ Một số nguồn nước khoáng ở Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái Bình có thể khai thác ⇒ phát triển công nghiệp sản xuất đồ uống và du lịch.
- Sinh vật:
+ Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, rừng có ở khu vực đồi núi, ven biển và trên một số đảo.
+ Các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển với nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm.
+ Các hệ thống sông và vùng biển có nhiều loài thủy sản cho giá trị kinh tế cao.
b. Vấn đề phát triển kinh tế biển
- Biển là thế mạnh phát triển kinh tế của vùng, do có vùng biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo; đường bờ biển kéo dài từ Quảng Ninh đến Ninh Bình với nhiều vũng vịnh, cửa sông ⇒ thuận lợi xây dựng cảng biển, phát triển giao thông vận tải đường biển.
- Nhiều cảnh đẹp (Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà,...), các khu dự trữ sinh quyển thế giới ⇒ phát triển du lịch biển.
- Nhiều hải sản thuận lợi cho việc khai thác; ven bờ và ven các đảo thuận lợi nuôi trồng hải sản. Vùng biển Quảng Ninh còn có tiềm năng về cát thủy tinh, ti-tan, Thái Bình có tiềm năng về khí tự nhiên,...
- Hình thành một số khu kinh tế ven biển như Vân Đồn, Đình Vũ - Cát Hải,...
- Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế biển gây ra một số vấn đề về ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên ⇒ cần chú trọng phát triển kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển.
3. Dân cư, xã hội
a. Dân cư
- Quy mô và gia tăng dân số:
+ Vùng có quy mô dân số lớn, khoảng 23,2 triệu người (23,6% dân số cả nước).
+ Quy mô dân số tăng do tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao và thu hút người nhập cư.
- Cơ cấu dân số:
+ Nhóm dưới 15 tuổi chiếm khoảng 25%.
+ Nhóm từ 15 đến 64 tuổi chiếm khoảng 65%.
+ Nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 10%.
- Phân bố dân cư:
+ Mật độ dân số là 1091 người/km2 (cao gấp 3,7 lần cả nước).
+ Dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn nhiều hơn khu vực thành thị.
- Thành phần dân tộc: Có các dân tộc Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay,... cùng sinh sống.
⇒ Dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ lớn, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, tuy nhiên cũng gây sức ép tới chỗ ở, giáo dục, y tế, môi trường,... trong vùng.
b. Nguồn lao động
- Số lượng: nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có khoảng 11,4 triệu người (gần 50% dân số toàn vùng).
- Chất lượng: nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; trình độ ngày càng nâng cao, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo đứng đầu cả nước.
- Phân bố: tỉ lệ lao động ở khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng (chiếm 86% toàn vùng). Lao động có trình độ cao tập trung ở các đô thị.
Nguồn lao động dồi dào với trình độ cao là cơ sở thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế. Tuy nhiên, lao động tập trung ở các thành phố cũng gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm.
c. Đô thị hoá
- Hình thành đô thị từ rất sớm tuy nhiên quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp.
- Do tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên quá trình đô thị hoá ở vùng diễn ra nhanh. Tỉ lệ dân thành thị của vùng tăng cao hơn so với trung bình cả nước.
- Xu hướng đô thị hoá: hình thành các đô thị hiện đại, đô thị thông minh, đô thị xanh, đô thị vệ tinh, vùng đô thị,... chú trọng phát triển các đô thị hai bên bờ sông Hồng.
- Đô thị hoá thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, nâng cao đời sống người dân trong vùng.
Tuy nhiên, sự tập trung đông dân cư vào các đô thị lớn cũng gây một số khó khăn cần giải quyết như ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây