Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12. Kinh tế khu vực Đông Nam Á (phần 2) SVIP
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
2. Công nghiệp
a. Vai trò
Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á:
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Tạo nhiều việc làm.
- Tăng nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu.
b. Đặc điểm
- Các ngành công nghiệp quan trọng của khu vực là cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, chế tạo thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và khai thác khoáng sản.
- Một số trung tâm công nghiệp lớn của khu vực là Băng Cốc (Thái Lan), Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam),…
Ngành | Tình hình phát triển |
Công nghiệp cơ khí chế tạo |
- Được coi là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh của khu vực. - Là thế mạnh của Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po và Việt Nam. |
Công nghiệp điện tử - tin học |
- Đang trở thành ngành mũi nhọn của nhiều nước trong khu vực như Xin-ga-po, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Việt Nam,… - Phát triển dựa trên tiềm năng về nguồn lao động trẻ, có trình độ kĩ thuật và thu hút đầu tư nước ngoài. - Các nước trong khu vực đang tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực điện tử - tin học. |
Công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng |
- Phát triển dựa trên thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thị trường tiêu thụ lớn và nguồn lao động dồi dào. - Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, phân bố ở tất cả các quốc gia trong khu vực, nhất là các nước đông dân như In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam và Phi-líp-pin. |
Công nghiệp khai thác khoáng sản |
- Là ngành công nghiệp quan trọng của nhiều nước trong khu vực. - Khai thác thiếc chiếm hơn một nửa sản lượng thế giới, phát triển ở Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Thái Lan. - Khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên phát triển mạnh ở Bru-nây, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam. |
3. Dịch vụ
Dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng, được các quốc gia trong khu vực chú ý phát triển, thể hiện ở sự tăng tỉ trọng lao động và giá trị của ngành trong cơ cấu GDP.
a. Thương mại
Thương mại có vai trò điều tiết, thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển.
Ngành | Tình hình phát triển |
Nội thương |
- Phát triển nhanh, thể hiện ở: + Trị giá và khối lượng hàng hoá, dịch vụ trao đổi trên thị trường ngành càng lớn. + Hình thành các hình thức mới như siêu thị trung tâm thương mại và sự phát triển rất nhanh của thương mại điện tử. - Các nước có ngành nội thương phát triển là Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. |
Ngoại thương |
- Đóng vai trò then chốt đối với tất cả các quốc gia trong khu vực. - Các đối tác thương mại lớn nhất của khu vực là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. - Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều có trị giá xuất khẩu lớn hơn trị giá nhập khẩu (xuất siêu). + Các mặt hàng xuất khẩu chính của khu vực là hàng nông sản, thuỷ sản, khoáng sản, dệt may,… + Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, hàng tiêu dùng,… - Các nước có hoạt động ngoại thương phát triển nhất là Xin-ga-po, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Thái Lan. Thương mại giữa các quốc gia trong khu vực chiếm khoảng 25% tổng trị giá xuất nhập khẩu của toàn khu vực. |
(Đơn vị: tỉ USD)
2010 | 2015 | 2020 | |
Xuất khẩu | 1 244,9 | 1 506,0 | 1 676,3 |
Nhập khẩu | 1 114,4 | 1 381,5 | 1 526,6 |
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)
b. Giao thông vận tải
Giao thông vận tải được chú ý phát triển và hiện đại hoá nhằm phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân mỗi nước và tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Loại hình vận tải | Tình hình phát triển |
Đường bộ |
- Được đầu tư, hiện đại hoá mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng nhanh. - Hàng lang Đông – Tây, đường cao tốc Xuyên Á kết nối Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma,… là những tuyến đường liên kết quan trọng trong khu vực. |
Đường sắt |
- Khá phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á lục địa. - Tổng chiều dài là 20 000 km (năm 2020). - Nhiều quốc gia đang nỗ lực nâng cấp mạng lưới đường sắt sang đường cao tốc như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a. |
Đường biển |
- Đóng vai trò quan trọng, khối lượng vận chuyển đạt 2,8 tỉ tấn (năm 2019), số cảng biển là hơn 500 (năm 2020). - Một số cảng biển lớn của khu vực là Hải Phòng, Sài Gòn (Việt Nam), Y-an-gun (Mi-an-ma), Băng Cốc (Thái Lan), Xin-ga-po (Xin-ga-po),… Xin-ga-po là một trong những cảng biển nhộn nhịp nhất thế giới. |
Đường hàng không
|
- Đang phát triển. Các quốc gia đều tích cực nâng cấp vận tải hàng không nội địa và quốc tế. - Các sân bay lớn nhất khu vực là Chan-gi (Xin-ga-po), Xi-va-na-bu-mi (Thái Lan), Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Tân Sơn Nhất, Nội Bài (Việt Nam),… |
c. Tài chính ngân hàng
- Tài chính ngân hàng của hầu hết các quốc gia trong khu vực đều đang trong quá trình phát triển và hội nhập thế giới. Ngành dần trở thành động lực thúc đẩy kinh tế các nước trong khu vực.
- Những thuận lợi về nguồn lao động và thị trường quy mô lớn đang thúc đẩy sự phát triển nhanh và đa dạng của ngành.
- Các trung tâm tài chính lớn trong khu vực là Xin-ga-po, Cu-a-la Lăm-pơ, Băng Cốc, Gia-các-ta, Thành phố Hồ Chí Minh,…
d. Du lịch
- Du lịch có vai trò ngày càng quan trọng ở Đông Nam Á.
+ Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch ngày càng tăng.
+ Năm 2019, ngành du lịch đóng góp hơn 393 tỉ USD vào GDP của khu vực.
+ Đông Nam Á là một trong những điểm đến phổ biến của khách du lịch quốc tế và thu hút khoảng 10% tổng lượng khách du lịch toàn cầu.
- Các quốc gia có ngành du lịch phát triển mạnh là Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po,..
- Một số điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực là đền Ăng-co Vát (Cam-pu-chia), vịnh Hạ Long (Việt Nam), Ba-li (In-đô-nê-xi-a), Ba-gan (Mi-an-ma), Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Băng Cốc (Thái Lan),…
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây