Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12. Kinh tế khu vực Đông Nam Á (phần 1) SVIP
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Đa số các nước Đông Nam Á trước đây chủ yếu phát triển nông nghiệp. Quá trình công nghiệp hoá đã làm nền kinh tế của các nước có sự phân hoá, một số nước có nền kinh tế phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ. Hiện nay, Đông Nam Á cũng là một trong những khu vực có nền kinh tế sôi động nhất trên thế giới.
1. Quy mô GDP
- Tổng sản phẩm trong nước (theo giá hiện hành) của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2000 - 2020 (tổng giá trị GDP năm 2020 tăng gấp 5 lần so với năm 2000). Tuy nhiên, so với thế giới, quy mô GDP các nước Đông Nam Á còn nhỏ, năm 2020 chiếm khoảng 3,6% GDP toàn cầu.
- Do sự khác biệt về nguồn lực và trình độ phát triển nên giữa các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn về quy mô nền kinh tế.
Bảng 11.1. Quy mô GDP (theo giá hiện hành) của khu vực Đông Nam Á so với thế giới, giai đoạn 2000 - 2020
(Đơn vị: tỉ USD)
Vùng lãnh thổ | 2000 | 2010 | 2020 |
Thế giới | 33.830,8 | 66.596,0 | 84.906,8 |
Đông Nam Á | 614,7 | 2.017,3 | 3.083,3 |
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)
2. Tăng trưởng kinh tế
- Khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thuộc vào loại cao trên thế giới, giai đoạn 2000 - 2020 có tốc độ bình quân mỗi năm là 5,3%.
- Sự tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định xã hội và bảo vệ môi trường đang là vấn đề đặt ra đối với nhiều nước trong khu vực.
Bảng 12.2. Tốc độ tăng GDP toàn thế giới và khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 - 2020
(Đơn vị: %)
Vùng lãnh thổ | 2000 | 2005 | 2010 | 2020 |
Thế giới | 4,5 | 4,0 | 4,5 | -3,3 |
Đông Nam Á | 7,0 | 6,6 | 7,8 | -1,1 |
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)
3. Cơ cấu ngành kinh tế
- Đang có sự chuyển dịch rõ rệt, từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và dịch vụ => Sự chuyển dịch cơ cấu GDP trong khu vực.
- Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và là khu vực gồm nhiều quốc gia có nền kinh tế đang phát triển => Tỉ trọng ngành nông nghiệp vẫn còn cao hơn một số khu vực khác.
4. Nguyên nhân
- Thành tựu trong phát triển kinh tế khu vực là do các nước tận dụng được các lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động cũng như thu hút được các nguồn lực đầu tư bên ngoài.
- Tuy nhiên, giữa các quốc gia còn có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế cũng như đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá.
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
Hiện nay, phần lớn các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành cũng như nội bộ từng ngành nhằm khai thác tốt hơn các tiềm năng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
* Đặc điểm chung:
- Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng.
- Tuy tỉ trọng ngày càng giảm đi trong cơ cấu GDP nhưng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á.
- Ngành vừa đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho số dân đông, vừa tạo ra các mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước.
- Một số quốc gia đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá quy mô lớn.
Ngành | ||
Trồng trọt | Đặc điểm |
- Có điều kiện thuận lợi về địa hình, khí hậu, đất đai,... để phát triển. - Là ngành chính trong sản xuất của phần lớn các nước Đông Nam Á. - Cơ cấu cây trồng đa dạng. |
Hướng phát triển |
Hiện các quốc gia đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ như: - Lai tạo các giống cây cho năng suất cao, các giống cây có khả năng chịu mặn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. - Ứng dụng công nghệ tưới tự động. |
|
Cơ cấu cây trồng |
Các cây trồng chính là lúa gạo, cây công nghiệp và cây ăn quả. - Lúa gạo là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực. + Sản lượng lúa ngày càng tăng, nhờ vậy các quốc gia Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu về lương thực và có xuất khẩu. + In-đô-nê-xi-a là nước có sản lượng lúa gạo lớn nhất khu vực (54,6 triệu tấn, đứng thứ ba thế giới năm 2020). + Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. - Các cây công nghiệp đứng hàng đầu có giá trị xuất khẩu cao là cao su, cọ dầu, cà phê, hồ tiêu. + Cao su được trồng ở Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam. + Cọ dầu được trồng nhiều ở In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a. + Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. - Cây ăn quả rất đa dạng (xoài, chôm chôm, sầu riêng, dứa, chuối,...) được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực; là mặt hàng xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho các nước. |
|
Chăn nuôi | ||
Đặc điểm |
- Phát triển nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở thức ăn phong phú, sự phát triển của công nghiệp thực phẩm,...; chất lượng cuộc sống được nâng lên và đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Các vật nuôi phổ biến là trâu, bò, lợn, gia cầm (gà, vịt). - Nhiều nước đã ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào chăn nuôi như công nghệ lai tạo giống vật nuôi, hệ thống kiểm soát hoạt động và sức khoẻ vật nuôi,... |
|
Hướng phát triển |
- Phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá bền vững thông qua áp dụng tiêu chuẩn kĩ thuật đánh bắt toàn cầu. - Phát triển theo hướng hữu cơ cũng đang là xu thế phát triển chung của khu vực. |
|
Lâm nghiệp | Hiện trạng |
- Là ngành kinh tế quan trọng của một số quốc gia như In-đô-nê-xi-a, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma và Việt Nam. - Sản lượng gỗ tròn khai thác của khu vực có xu hướng tăng, năm 2000 là 299,1 triệu m3 và đạt 302,0 triệu m3 năm 2020 (chiếm khoảng 7,7% tổng sản lượng gỗ tròn khai thác toàn thế giới). |
Hướng phát triển |
Khu vực đang hướng tới: - Giảm khai thác gỗ rừng tự nhiên, tăng diện tích và sản lượng khai thác gỗ rừng trồng. - Xây dựng và bảo vệ các vườn quốc gia để hướng đến phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học. |
|
Thuỷ sản | Điều kiện phát triển |
- Thuận lợi: diện tích mặt nước lớn; bờ biển nhiều vũng, vịnh;... - Khó khăn: sự suy giảm nguồn lợi sinh vật biển, thiếu vốn đầu tư phương tiện và thiết bị đánh bắt xa bờ, thiên tai,... |
Tình hình phát triển |
Là ngành kinh tế truyền thống và được phát triển mạnh: - Năm 2020, Đông Nam Á đóng góp khoảng 25% tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu. - Những nước có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn là In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a,... - Đánh bắt thuỷ sản đang chuyển từ các vùng biển gần bờ sang vùng biển xa bờ và tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào khai thác. - Nuôi trồng thuỷ sản (nước ngọt, nước lợ và nước mặn) được chú trọng phát triển ở nhiều quốc gia, trong đó In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-líp-pin là các quốc gia có sản lượng nuôi trồng hàng đầu trong khu vực. - Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của khu vực là tôm, cá ngừ đại dương, cá da trơn,... - Một số quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin đang chú trọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng và bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên. |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây