Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh (đầu thế kỉ XX) SVIP
CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN - HIỆN ĐẠI
BÀI 12: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
TRONG ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)
1. Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
a) Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu
Hình 1: Phan Bội Châu (1867 - 1940)
- Mục đích: tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
- Xu hướng: bạo động.
- Hoạt động:
+ Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, đào tạo nhân lực cho công cuộc cứu nước.
Hình 2: Học sinh trong phong trào Đông Du
+ Năm 1908, Phan Bội Châu tham gia thành lập các tổ chức có mục tiêu đoàn kết quốc tế để hợp sức chống đế quốc:
-
Tổ chức Điền - Quế - Việt liên minh (liên minh giữa Vân Nam, Quảng Tây với Việt Nam).
-
Tổ chức Đông Á đồng minh (gồm một số người Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ,…).
+ Tháng 8 - 1908, thực dân Pháp thương lượng với Chính phủ Nhật Bản trục xuất những du học sinh Việt Nam khỏi Nhật Bản.
+ Năm 1911, Phan Bội Châu quyết định về hoạt động ở Trung Quốc.
+ Đầu năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội và tham gia thành lập Chấn Hoa Hưng Á → mục tiêu nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập.
+ Tại Trung Quốc, Phan Bội Châu cử người liên lạc với các tổ chức, đại diện nước ngoài: Công sứ Đức, sứ quán Nga,… → để tìm kiếm sự giúp đỡ cho phong trào đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam.
b) Hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh
Hình 3: Phan Châu Trinh (1872 - 1926)
- Chủ trương: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, Phan Châu Trinh đã đi nhiều nơi với mục đích xem xét tình hình nhân dân, sĩ khí và tìm bạn đồng chí hướng.
+ Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.
+ Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế.
+ Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa…
- Mục đích: vận động cải cách cho Việt Nam.
- Xu hướng: cải cách.
Hình 4: Trụ sở trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở phố Hàng Đào, Hà Nội, năm 1907
- Hoạt động:
+ Ở Nhật, ông tiếp xúc với nhiều nhà chính trị.
+ Giao thiệp với người Pháp vận động cải cách, lên tiếng tố cáo chế độ thuộc địa:
-
Năm 1911, sang Pháp liên hệ với Liên minh Nhân quyền và Đảng Xã hội Pháp, tiếp xúc với các nhóm Việt kiều và các đảng phái tiến bộ. Tổ chức diễn thuyết phê phán sự bất công của chính quyền thuộc địa, đánh động dư luận Pháp về tình hình Việt Nam,…
-
Năm 1919, cùng soạn “Bản Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi cho Hội nghị Vec-xai.
-
Năm 1920, Phan Châu Trinh hội kiến với Bộ trưởng Bộ thuộc địa An-be Xa-rô đòi hỏi cải cách chính trị ở Đông Dương.
+ Đóng vai trò quan trọng trong các hội, nhóm Việt Nam yêu nước tại Pháp.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây