Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12. Hình chiếu phối cảnh SVIP
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH
1. Khái niệm
- Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
- Hình chiếu phối cảnh tạo cảm giác cho người xem về khoảng cách xa gần của các vật thể giống như khi quan sát trong thực tế.
- Để vẽ được hình chiếu phối cảnh, cần một hệ thống các mặt phẳng gồm:
+ Mặt phẳng vật thể:
-
Là mặt phẳng nằm ngang trên đó đặt vật thể cần biểu diễn.
+ Mặt tranh hay còn gọi là mặt phẳng hình chiếu:
-
Là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng vật thể.
+ Mặt phẳng tầm mắt:
-
Là mặt phẳng song song với mặt phẳng vật thể, đi qua điểm nhìn (mắt người quan sát).
+ Đường chân trời:
-
Là giao tuyến của mặt tranh với mặt phẳng tầm mắt (kí hiệu tt).
+ Tâm chiếu:
-
Là điểm hội tụ của các tia chiếu (còn gọi là điểm nhìn).
- Hình chiếu phối cảnh tạo cảm giác giống như thật khi quan sát bằng mắt.
- Vì vậy, hình chiếu phối cảnh thường được kèm theo cùng với:
+ Các hình chiếu vuông góc trong hồ sơ thiết kế kiến trúc hoặc xây dựng.
2. Các loại hình chiếu phối cảnh
- Tùy theo vị trí của mặt tranh so với mặt của vật thể cần biểu diễn, hình chiếu phối cảnh được chia ra làm hai loại:
+ Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ.
+ Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ.
- Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với một mặt của vật thể.
- Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể.
II. VẼ HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH MỘT ĐIỂM TỤ
Các bước vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:
- Bước 1. Vẽ một đường thẳng nằm ngang làm đường chân trời tt, chọn một điểm F' trên đường tt làm điểm tụ.
- Bước 2. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
- Bước 3.
+ Nối đường thẳng từ các điểm trên hình chiếu đứng với điểm tụ.
+ Từ các điểm 1', 2', 3', 4', 5',... nối các đường thẳng với điểm tụ F'.
- Bước 4.
+ Xác định chiều rộng của vật thể.
+ Trên đường 8'F' lấy đoạn 8'K' làm chiều rộng (độ sâu) của vật thể.
+ Từ K' vẽ các đường thẳng lần lượt song song với các cạnh của hình chiếu đứng.
- Bước 5. Xóa bỏ cạnh khuất, tô đậm các cạnh thấy của vật thể.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây