Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12. Dây chuyền sản xuất tự động sử dụng robot công nghiệp SVIP
I. ROBOT CÔNG NGHIỆP
1. Khái niệm
- Robot là một loại máy có thể tự động thực hiện các công việc theo chương trình điều khiển từ máy tính hoặc các vi mạch điện tử.
- Robot công nghiệp được sử dụng trong sản xuất công nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ của quá trình sản xuất.
2. Công dụng
+ Thay thế con người thực hiện các thao tác phức tạp.
+ Làm việc trong môi trường độc hại, nhanh và chính xác.
- Sử dụng robot trong sản xuất tự động giúp:
+ Tăng năng xuất.
+ Tiết kiệm không gian và chi phí.
+ Giảm sai sót và đảm bảo an toàn sản xuất.
+ Giải phóng sức lao động.
II. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG
1. Dây chuyển sản xuất tự động
- Dây chuyền sản xuất là tập hợp các hoạt động được thiết lập để thực hiện các công việc một cách tuần tự, liên tục trong sản xuất.
- Sản xuất theo dây chuyền là hình thức sản xuất quy mô lớn, trong đó mỗi vị trí trên dây chuyền có nhiệm vụ thực hiện một công đoạn nhất định.
- Các thành phần cơ bản của dây chuyền sản xuất tự động bao gồm:
+ Robot hỗ trợ.
+ Robot chức năng.
+ Máy công tác, băng tải.
+ Các thiết bị vận chuyển di động như xe nâng, xe tự hành.
2. Robot công nghiệp trong dây chuyền sản xuất tự động
- Robot công nghiệp trong dây chuyền sản xuất tự động thường được sử dụng để vận chuyển, gia công, xử lý bề mặt, lắp ráp và kiểm tra.
a) Vận chuyển
- Robot sử dụng bàn tay kẹp để vận chuyển và thao tác phôi.
- Bàn tay kẹp được thiết kế đặc biệt cho từng loại phôi.
- Robot có thể đặt phôi lên khay chứa phôi theo một hướng xác định.
- Robot lắp phôi lên băng tải vào máy gia công và tháo chi tiết sau khi gia công xong.
b) Gia công và xử lí bề mặt
- Trong hoạt động gia công, robot sử dụng dụng cụ và được trang bị công nghệ cảm ứng lực cho xử lí bề mặt.
- Sử dụng robot trong hàn và sơn vỏ ô tô.
+ Robot hàn các điểm giữa thân vỏ với khung gầm, đảm bảo chất lượng cao.
- Robot phun sơn tính toán quỹ đạo vòi phun để tránh lãng phí và đảm bảo chất lượng.
- Robot điều khiển chiều dày và vị trí sơn chính xác bằng cách:
+ Kiểm soát vị trí vòi phun và khoảng cách đến bề mặt sản phẩm.
c) Lắp rắp
- Sử dụng robot để tái lập trình, lắp ráp theo lô sản phẩm.
- Khi sử dụng nhiều loại chi tiết, robot sẽ xác định đúng chi tiết và lắp ráp thích hợp.
- Robot cần sử dụng các cảm biến hình ảnh để lắp ráp chính xác các chi tiết máy.
- Sử dụng robot công nghiệp sẽ khiến thao tác lắp ráp nhanh, chính xác, chất lượng đồng đều.
d) Kiểm tra
- Hoạt động kiểm tra bao gồm kiểm tra đầu vào và đầu ra.
- Robot kiểm tra được trang bị camera và quét 3D be mặt chi tiết.
- Kiểm tra đầu vào: phôi được chuyển đến vị trí cân thiết để kiểm tra trước khi gia đặt lên máy gia công.
- Kiểm tra đầu ra: sau khi gia công, chi tiết được đưa tới vị trí kiểm tra.
- Nếu đạt yêu cầu, chi tiết được xếp vào thùng thành phẩm. Nếu không, chi tiết bị đưa vào thùng phế phẩm.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây