Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á (phần 1) SVIP
I. PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
1. Lãnh thổ
- Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia nằm ở phía Đông Nam của châu Á, có diện tích đất khoảng 4,5 triệu km2.
- Đông Nam Á được chia thành hai khu vực địa lí:
+ Đông Nam Á lục địa gồm các quốc gia Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam.
+ Đông Nam Á hải đảo gồm các quốc gia Bru-nây, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Xin-ga-po.
- Ngoài phần đất liền và hải đảo, khu vực Đông Nam Á có một vùng biển rộng lớn thuộc các biển như biển Đông, biển Xu-la-vê-di, biển Ban-đa, biển Ti-mo, biển Gia-va,...
2. Vị trí địa lí
- Hầu hết lãnh thổ Đông Nam Á nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu, phần lãnh thổ đất liền và hải đảo kéo dài từ khoảng vĩ tuyến 28oB đến khoảng vĩ tuyến 10oN và trong khoảng kinh độ từ 92oĐ đến 152oĐ.
- Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á.
- Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
- Là nơi có các tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua và là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn trên thế giới.
3. Ý nghĩa
- Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ động, thực vật, khoáng sản,...
- Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển.
- Tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hoá, xã hội của khu vực.
- Là khu vực chịu nhiều thiên tai và là nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình và đất
Khu vực | Địa hình | Đất |
Đông Nam Á lục địa |
- Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam hoặc bắc - nam => Khó khăn cho giao lưu kinh tế. - Các đồng bằng châu thổ được các hệ thống sông lớn bồi đắp và mở rộng dần về phía biển như đồng bằng sông Hồng (Việt Nam), đồng bằng sông Mê Nam (Thái Lan), đồng bằng sông Xa-lu-en, đồng bằng I-ra-oa-đi (Mi-an-ma), đồng bằng sông Mê Công,...
|
Chủ yếu là đất feralit ở miền đồi núi và đất phù sa ở các đồng bằng. => Thuận lợi phát triển nền kinh tế nông nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng. |
Đông Nam Á hải đảo |
- Chủ yếu là núi trẻ với nhiều núi lửa. - Các đồng bằng phần lớn nhỏ hẹp nằm ven biển, một số đồng bằng lớn có các đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tra, Niu Ghi-nê,... |
Khá màu mỡ. |
2. Khí hậu
Đặc điểm |
- Phân hoá đa dạng với nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau: |
|
Khí hậu nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa |
- Nằm ở phần lớn Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-líp-pin. - Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. |
|
Khí hậu xích đạo và cận xích đạo | Nằm ở khu vực Đông Nam Á hải đảo. | |
- Ngoài ra, khí hậu còn phân hoá ở khu vực địa hình núi cao như sự phân hoá khí hậu ở vùng núi cao phía Bắc Việt Nam, Lào, Mi-an-ma. | ||
Ảnh hưởng |
- Thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu. - Một số nơi xảy ra các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. - Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đang trực tiếp ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, đặc biệt ở các khu vực ven biển. |
3. Sông, hồ
a. Sông
- Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi phát triển.
+ Các hệ thống sông lớn tập trung ở khu vực Đông Nam Á lục địa. Một số sông lớn là sông Mê Công, sông I-ra-oa-đi, sông Ca-pua,...
- Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu từ mưa và một phần từ tuyết tan => Chế độ nước trong các sông ở khu vực thường theo mùa.
- Có nhiều hồ nước ngọt, lớn nhất là Biển Hồ (hồ Tông-lê Sáp).
- Tác động:
+ Tạo thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất điện, phát triển du lịch,...
+ Một số sông có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, gây trở ngại cho giao thông đường thuỷ.
+ Lũ, lụt ở một số con sông vào mùa mưa gây thiệt hại về người và tài sản.
b. Hồ
- Đặc điểm:
Nhiều hồ tự nhiên, trong đó hồ lớn nhất là Tôn-lê Sáp (Cam-pu-chia) - hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, hồ In-lê (Mi-an-ma), hồ Mê-ra (Ma-lai-xi-a), hồ Tô-ba (In-đô-nê-xi-a),...
- Thuận lợi:
+ Có vai trò điều tiết dòng chảy, là nơi dự trữ nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, mặt nước cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Nhiều hồ có cảnh quan đẹp thuận lợi để phát triển du lịch.
4. Sinh vật
a. Hiện trạng
Đông Nam Á là khu vực có tài nguyên sinh vật và mức độ đa dạng sinh học phong phú bậc nhất thế giới.
- Diện tích rừng nhiệt đới khoảng 2 triệu km2 (năm 2020) với hai hệ sinh thái chính là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.
- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý, trữ lượng lớn như lim, nghiến, táu.
b. Đánh giá
- Là cơ sở quan trọng để cung cấp nguồn nguyên, vật liệu cho các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.
- Tuy nhiên, tài nguyên sinh vật trong rừng đang bị khai thác quá mức, đặc biệt là nạn phá rừng để lấy gỗ và đất cho canh tác nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách tại nhiều quốc gia.
5. Khoáng sản
a. Hiện trạng
Đông Nam Á có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú:
- Một số khoáng sản tiêu biểu như thiếc, đồng, sắt, than, dầu mỏ, khí tự nhiên,...
- Trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, có giá trị kinh tế cao, phân bố ở các thềm lục địa.
b. Đánh giá
- Là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành kinh tế và là nguồn hàng xuất khẩu của một số quốc gia.
- Quá trình khai thác cần chú ý vấn đề ô nhiễm môi trường.
6. Biển
- Có vùng biển rộng lớn, thông ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- Các biển nằm trong khu vực nội chí tuyến, đường bờ biển nhiều vũng, vịnh, đầm phá, tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú => Là điều kiện thuận lợi để Đông Nam Á phát triển các ngành kinh tế biển.
- Trong quá trình phát triển các ngành kinh tế cần chú ý vấn đề khai thác quá mức nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây