Bài học cùng chủ đề
- Bài 11. Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam (phần 1)
- Bài 11. Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam (phần 2)
- Bài 11. Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11. Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam (phần 2) SVIP
III. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam
1. Địa hình
- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cắt phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu,...
- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía Bắc và phía Nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
- Địa hình đảo:
+ Các quần đảo xa bờ bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Ngoài ra, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang,... Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng),...
•
•
2. Khí hậu
Khí hậu vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ bề mặt nước trung bình năm là 25oC. Vào mùa hạ, nhiệt độ giữa các vùng biển ít chênh lệch; trong khi vào mùa đông, nhiệt độ giảm khá nhanh từ vùng biển phía Nam lên vùng biển phía Bắc. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở biển đảo nhỏ hơn trên đất liền.
- Hướng gió thay đổi theo mùa:
+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng Đông Bắc chiếm ưu thế.
+ Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng Đông Nam chiếm ưu thế.
+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt.
- Lượng mưa trên biển thường nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1 100 mm/năm; các đảo có lượng mưa lớn hơn.
- Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,... Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam.
3. Hải văn
- Độ muối trung bình của vùng biển Việt Nam khoảng 32‰ - 33‰, có sự biến động theo mùa và theo khu vực.
- Dòng biển ven bờ ở nước ta có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ.
+ Vào mùa đông, dòng biển có hướng Đông Bắc - Tây Nam.
+ Vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là Tây Nam - Đông Bắc.
+ Dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.
- Trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi, vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển.
- Chế độ triều dọc bờ biển Việt Nam rất đa dạng.
+ Bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều.
+ Trong đó, chế độ nhật triều đều (một ngày đêm có một lần nước lên và một lần nước xuống) rất điển hình, đặc biệt ở vịnh Bắc Bộ.
+ Độ cao triều cũng thay đổi tuỳ đoạn bờ biển: cao nhất là từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, thấp nhất là vùng ven bờ đồng bằng sông Cửu Long.
4. Sinh vật
- Sinh vật biển rất phong phú và đa dạng với các loại cá, tôm, mực, rắn biển, rùa biển, san hô,...
- Trên các đảo có rừng nhiệt đới thường xanh, ven biển có rừng ngập mặn với một số loài đặc trưng như sú, vẹt, đước, mắm,...
5. Khoáng sản
- Thềm lục địa Việt Nam có dầu mỏ, khí tự nhiên.
- Ngoài ra, vùng ven biển nước ta còn có một số loại khoáng sản khác như ti-tan, ni-ken, cát,... Đáy biển Việt Nam còn có trữ lượng băng cháy khá lớn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây