Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 10. Thực hành: Nhận biết một số loại phân bón hóa học SVIP
1. CHUẨN BỊ
a. Dụng cụ, hoá chất
- Ống nghiệm bằng thuỷ tinh.
- Thìa inox nhỏ.
- Đèn cồn.
- Bật lửa hoặc diêm.
- Hoá chất: \(BaCl_2\), \(AgNO_3\), diphenylamine, nước cất.
b. Nguyên vật liệu
- Một số mẫu phân bón:
+ Phân đạm:
-
Ammonium nitrate.
-
Ammonium sulfate.
-
Ammonium chloride.
+ Phân kali:
-
Potassium sulfate.
-
Potassium chloride.
+ Phân lân.
2. CÁC BƯỚC THỰC HÀNH
a. Phân biệt nhóm phân bón hoà tan và nhóm phân bón ít hoặc không hoà tan
- Bước 1: Mỗi loại phân bón lấy một lượng nhỏ (bằng hạt ngô) cho vào ống nghiệm.
- Bước 2: Thêm vào ống nghiệm khoảng 5 – 10 mL nước cất, lắc đều trong khoảng một phút.
- Bước 3: Để lắng từ 1 phút đến 2 phút. Quan sát mức độ hoà tan.
+ Nếu hoà tan rất ít hoặc không tan là phân lân.
+ Nếu hoà tan là phân đạm hoặc phân kali.
b. Phân biệt các loại phân bón trong nhóm hoà tan trong nước (phân đạm, phân kali)
- Bước 1: Lấy một ít phân bón (bằng hạt ngô).
- Bước 2: Đưa thìa lên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng một phút.
+ Nếu có mùi khai, hắc, khói màu trắng là phân đạm.
+ Nếu thấy ngọn lửa có màu tím hoặc có tiếng nổ lép bép là phân kali.
c. Phân biệt một số loại phân đạm
- Bước 1:
+ Lấy một ít phân bón (bằng hạt ngô) cho vào ống nghiệm.
+ Thêm vào đó khoảng 5 - 10 mL nước cất.
+ Lắc bằng tay cho phân tan hết.
- Bước 2: Thêm vào 10 giọt các loại thuốc thử khác nhau, để từ 1 phút đến 2 phút và quan sát.
+ Nếu thêm diphenylamine mà dung dịch chuyển sang màu xanh thẫm thì đó là phân \(NH_4NO_3\) (ammonium nitrate).
+ Nếu thêm \(BaCl_2\) mà xuất hiện kết tủa trắng thì đó là phân \(\left(NH_4\right)_2SO_4\)(ammonium sulfate).
+ Nếu thêm \(AgNO_3\) mà xuất hiện kết tủa trắng thì đó là phân \(NH_4Cl\) (ammonium chloride).
d. Phân biệt các loại phân kali
- Bước 1: Lấy một ít phân bón (bằng hạt ngô) cho vào ống nghiệm, thêm vào đó khoảng 5 - 10 mL nước cất, lắc bằng tay cho phân tan hết.
- Bước 2: Cho từ từ dung dịch \(BaCl_2\) vào ống nghiệm, chờ khoảng 2 phút và quan sát.
+ Nếu có kết tủa là phân \(K_2SO_4\) (potassium sulfate).
+ Nếu không có kết tủa là phân \(KCl\) (potassium chloride).
3. THỰC HÀNH
- Học sinh thực hành theo nhóm (3 - 4 học sinh/nhóm) theo các bước đã nêu ở trên.
- Kết quả thực hành được ghi vào vở bài tập theo mẫu sau:
- Nhóm:
- Các thành viên:
Mẫu phân bón | Đặc điểm nhận biết | Loại phân bón |
1 | ? | ? |
2 | ? | ? |
3 | ? | ? |
4. ĐÁNH GIÁ
- Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo hướng dẫn của giáo viên theo các tiêu chí ở Bảng 10.2:
Tiêu chí đánh giá | Số điểm | Ghi chú |
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật liệu, hóa chất (1 điểm). | ? | ? |
Thực hành theo đúng các bước, đúng quy trình kĩ thuật (3 điểm) | ? | ? |
Nhận diện đúng các mẫu phân bón trong bài thực hành (5 điểm) | ? | ? |
Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường (1 điểm). | ? | ? |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây