Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 10. Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi SVIP
1. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
* Sản xuất thức ăn cho vật nuôi đóng vai trò then chốt trong ngành chăn nuôi do:
- Thức ăn chăn nuôi chiếm 60 - 70% chi phí sản xuất.
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi là một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao.
* Bảo quản thức ăn chăn nuôi có ý nghĩa lớn trong việc:
- Đảm bảo chất lượng thức ăn, giúp thức ăn giữ được giá trị dinh dưỡng, giảm thiệt hại do hư hỏng và an toàn cho vật nuôi.
- Dự trữ thức ăn trong thời gian cho phép.
- Tiết kiệm chi phí thức ăn.
2. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN CHĂN NUÔI
2.1. Phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi
a. Sản xuất thức ăn ủ chua
- Thức ăn ủ chua được sản xuất bằng phương pháp lên men lactic bởi các vi khuẩn lactic có sẵn trong tự nhiên.
- Vi khuẩn lactic lên men đường trong thức ăn để sản sinh lactic acid và các acid hữu cơ khác làm giảm pH của thức ăn, giúp:
+ Thức ăn chuyển sang trạng thái “chín sinh học” và bảo quản được trong thời gian dài.
- Có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu và phụ gia để giúp quá trình lên men tốt hơn như:
+ Rỉ mật, cám gạo, bột ngô hay các enzyme phân giải xơ.
+ Sử dụng giống khởi động (chế phẩm vi khuẩn lactic thương mại).
- Quy trình ủ chua thức ăn thô, xanh:
+ Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Thân cây ngô đã thu bắp, cây ngô cả bắp.
-
Cỏ voi, ngọn lá mía, ngọn lá sắn, dây lá lạc,...
+ Bước 2. Xử lí nguyên liệu:
-
Phơi 1 - 2 ngày nếu hàm lượng nước lớn hơn 75%.
-
Băm nhỏ 3 - 5 cm để nén được chặt → tạo điều kiện yếm khí.
-
Bổ sung rỉ mật đường hoặc tinh bột.
+ Bước 3: Ủ chua:
-
Sử dụng hố ủ hoặc túi ủ. Cho từng lớp thức ăn dày 20 - 30 cm → nén chặt → rải lớp khác cho đến hết.
-
Hồ ủ được đậy kín, phủ bạt hoặc đất. Túi ủ phải buộc kín.
+ Bước 4: Sử dụng:
-
Sau 3 - 4 tuần ủ, lấy thức ăn cho gia súc ăn.
-
Lấy theo từng lớp, lấy xong phải đậy kín.
-
Thời gian sử dụng 3 - 4 tháng (mùa hè), 5 - 6 tháng (mùa đông).
- Ở các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, thức ăn được ủ chua trong các hào ủ.
- Đánh giá chất lượng thức ăn: Thức ăn ủ chua sau 3 - 4 tuần có:
+ Màu vàng rơm hoặc vàng nâu, mềm.
+ Không nhũn nát, mùi chua nhẹ.
+ Không mốc, không có mùi lạ.
- Thức ăn ủ chua được sử dụng để phối trộn với thức ăn tinh, khoáng, vitamin,... trong chăn nuôi gia súc nhai lại.
b. Sản xuất thức ăn ủ men
- Thức ăn ủ men được sản xuất bằng phương pháp lên men nguyên liệu giàu tinh bột như:
+ Cám gạo, bột ngô, bột sắn,... với nấm men.
- Phương pháp này giúp thức ăn chuyển sang trạng thái “chín sinh học” mà không cần nấu.
- Một số chủng nấm men phổ biến:
+ Saccharomyces cerevisiae.
+ Saccharomycopsis fibuligera,...
- Thức ăn ủ men có thể được sản xuất ở quy mô nông hộ hoặc quy mô trang trại theo quy trình:
+ Bước 1. Nguyên liệu:
-
Cám gạo, bột ngô, bột sắn, khoai tây, khoai lang,...
-
Các loại củ phải được làm chín, để nguội và nghiền nát.
+ Bước 2. Xử lí:
-
Trộn đều nguyên liệu với men giống theo tỉ lệ 1 kg men giống cho 200 kg thức ăn.
-
Bổ sung nước, trộn đều cho đủ ẩm (50 - 60%).
+ Bước 3. Tiến hành ủ:
-
Cho vào túi ủ, hoặc thùng lên men đậy kín.
-
Ủ ở 25 - 30 °C trong 1 - 3 ngày.
c. Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp
* Thức ăn chăn nuôi công nghiệp gồm hai loại:
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (dạng bột hoặc dạng viên).
- Thức ăn đậm đặc.
* Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được sản xuất theo quy trình:
- Bước 1. Nhập nguyên liệu và làm sạch:
+ Nhập nguyên liệu:
-
Nguyên liệu được đưa vào hầm nhập sau đó chuyển lên bồn chứa (silo) bằng hệ thống tự động theo khu vực cho từng loại nguyên liệu riêng.
+ Lấy mẫu kiểm tra nguyên liệu:
-
Mẫu được lấy trước khi sản xuất nhờ hệ thống lấy mẫu tự động.
-
Các thông tin về nguyên liệu được nhập vào hệ thống máy tính.
=> Để làm cơ sở dữ liệu cho việc kiểm tra và truy xuất nguồn gốc.
+ Làm sạch nguyên liệu:
-
Nguyên liệu được tách kim loại và loại bỏ các tạp chất trong hệ thống máy làm sạch trước khi nghiền.
- Bước 2. Cân, nghiền và phối trộn nguyên liệu:
+ Nghiền nguyên liệu:
-
Nhằm làm nhỏ nguyên liệu.
-
Giúp tăng khả năng tiếp xúc trong quá trình trộn, ép viên, đồng thời làm tăng khả năng tiêu hoá cho vật nuôi.
+ Trộn nguyên liệu:
-
Nguyên liệu khô được trộn đều trước, sau đó trộn với nguyên liệu ướt.
-
Tại khu vực trộn có hệ thống máy vi tính kiểm soát.
=> Để đảm bảo tất cả các công thức thức ăn đúng theo thành phần dinh dưỡng của từng loại vật nuôi.
-
Thức ăn sau khi trộn được chuyển đến khu vực đóng bao hoặc tiếp tục chuyển đến khu vực ép viên.
- Bước 3. Hấp chín và ép viên:
+ Hấp chín:
-
Các loại nguyên liệu được hấp chín bằng hệ thống hơi nước và chuyển sang hệ thống ép viên.
+ Ép viên:
-
Kích thước viên được điều chỉnh phù hợp với từng loại vật nuôi và giai đoạn sinh trưởng.
-
Viên sau khi ép được làm nguội để duy trì ổn định thành phần và giá trị dinh dưỡng, giữ hương vị và độ tươi của thức ăn.
- Bước 4. Sàng phân loại và đóng bao:
+ Sàng:
-
Thức ăn viên được sàng lọc theo kích thước tiêu chuẩn trước khi chuyển vào bồn chứa riêng để đóng gói.
+ Đóng bao:
-
Thực hiện đóng gói riêng cho từng loại thức ăn bằng máy móc tự động.
=> Để giảm sự tiếp xúc giữa con người với thức ăn, giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
* Các bước của quy trình sản xuất thức ăn đậm đặc:
- Bước 1. Nhập nguyên liệu - Làm sạch:
+ Protein: bột cá chất lượng cao, bột đậu tương....
+ Khoáng, vitamin,...
+ Sàng, tách tạp chất.
- Bước 2. Cân, nghiền, phối trộn:
+ Các nguyên liệu được cân, nghiền, trộn theo công thức tính toán sẵn → Thức ăn đậm đặc dạng bột.
- Bước 3. Thành phẩm:
+ Đóng bao: dạng bột.
+ Thời gian bảo quản: dưới 90 ngày.
2.2. Phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi
a. Bảo quản thức ăn thô
Thức ăn thô sử dụng cho gia súc nhai lại được bảo quản bằng các phương pháp sau:
- Phơi khô:
+ Rơm lúa và cỏ sau khi thu cắt được phơi khô tự nhiên và đóng bánh hoặc cuộn thành khối.
+ Rơm, cỏ khô được bảo quản trong kho hoặc nơi cao ráo có mái che và khô thoáng.
- Bảo quản bằng phương pháp ủ chua:
+ Thức ăn thô, xanh được ủ chua trong túi, trong silo hoặc hào ủ.
+ Lactic acid sinh ra trong quá trình ủ chua:
-
Sẽ ức chế các vi sinh vật gây hư hỏng và gây bệnh.
-
Giúp kéo dài thời gian bảo quản thức ăn 3 - 6 tháng.
- Bảo quản bằng phương pháp kiềm hoá:
+ Rơm, rạ được kiềm hoá với urea hoặc nước vôi trong 7 - 10 ngày.
+ Urea và nước vôi có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm mốc và các vi sinh vật gây hại:
-
Giúp bảo quản rơm, rạ trong thời gian dài.
b. Bảo quản nguyên liệu thức ăn
- Các nguyên liệu thức ăn như cám gạo, cám mì, ngô, sắn lát,... sử dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp:
+ Được bảo quản trong silo hoặc trong kho dưới dạng đổ đống hay đóng bao.
- Kho bảo quản cần khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
- Các nguyên liệu giàu protein (bột cá, bột thịt,...), premix và phụ gia:
+ Được bảo quản trong kho có kiểm soát nhiệt độ thấp hơn 25 °C để tránh ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn.
- Nguyên liệu dạng lỏng (dầu, mỡ, rỉ mật,...) được bảo quản:
+ Các thùng hay các bình chứa lớn.
+ Ở khu vực riêng.
c. Bảo quản thức ăn công nghiệp
- Thức ăn công nghiệp sau khi sản xuất được bảo quản trong kho thành phẩm của cơ sở sản xuất.
- Các bao thức ăn được bảo quản trên kệ gỗ, cách mặt nền 30 - 40 cm, cách tường 0,7 - 1 m.
- Kho bảo quản cần thông thoáng tốt, nhiệt độ dưới 30 °C, độ ẩm dưới 70%.
- Trong kho nên phân khu bảo quản theo lô, thời gian sản xuất, tránh để lẫn thức ăn cũ và mới.
- Phun thuốc diệt côn trùng, nấm mốc trước khi nhập thức ăn vào kho.
- Thường xuyên kiểm tra thức ăn và vệ sinh kho.
- Thời gian bảo quản trong kho dưới 6 tháng.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây