Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (phần 1) SVIP
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
1. Vị trí địa lí
- Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
- Tiếp giáp:
+ Trên đất liền: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
+ Trên biển: có chung Biển Đông với nhiều quốc gia và thông ra Thái Bình Dương.
- Phần đất liền, phạm vi lãnh thổ Việt Nam được xác định bởi các điểm cực:
+ Điểm cực Bắc ở khoảng vĩ độ 23o23'B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
+ Điểm cực Nam ở khoảng vĩ độ 8o34'B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây ở khoảng kinh độ 102o09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông ở khoảng kinh độ 109o28'Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
- Trên vùng biển, phạm vi lãnh thổ của nước ta còn xuống tới khoảng vĩ độ 6o50'B và từ khoảng kinh độ 101oĐ tới trên 117o20'Đ tại Biển Đông.
=> Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc và thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á.
- Lãnh thổ Việt Nam gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di lưu của các loài sinh vật.
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế nối liền châu Á với châu Đại Dương, Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; trong khu vực kinh tế phát triển năng động bậc nhất trên thế giới.
2. Phạm vi lãnh thổ
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
a.Vùng đất
- Vùng đất là toàn bộ phần đất liền được xác định trong phạm vi đường biên giới của nước là với các nước láng giềng và phần đất nổi của hàng nghìn hòn đảo trên Biển Đông.
- Tổng diện tích các đơn vị hành chính hơn 331 nghìn km2 (Niên giám thống kê Việt Nam năm 2021).
b. Vùng biển
- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, tiếp giáp với vùng biển của các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Cam-pu-chia và Thái Lan.
- Vùng biển nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
+ Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
+ Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
+ Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
•
•
c. Vùng trời
Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thể nước ta:
- Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới.
- Trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải và không gian các đảo.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây