Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 1. Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp SVIP
1. VAI TRÒ CỦA LÂM NGHIỆP
Lâm nghiệp có vai trò quan trọng đối với đời sống và môi trường.
1.1. Vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống
- Lâm nghiệp cung cấp gỗ cho một số ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản, tiêu dùng xã hội và phát triển kinh tế.
- Lâm nghiệp cung cấp sản phẩm ngoài gỗ:
+ Thực phẩm (mật ong, rau rừng, măng,...).
+ Nguyên liệu cho ngành:
-
Công nghiệp chế biến thực phẩm.
-
Dược phẩm, mỹ phẩm.
-
Thủ công mỹ nghệ,...
- Lâm nghiệp đóng góp cho:
+ Hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, bảo vệ an ninh, quốc phòng.
+ Tạo việc làm, đem lại thu nhập cho người trồng rừng và toàn chuỗi giá trị.
- Vai trò xã hội của rừng còn được thể hiện qua những:
+ Giá trị thẩm mĩ.
+ Văn hóa và tinh thần.
+ Dịch vụ du lịch và giải trí,...
1.2. Vai trò của lâm nghiệp đối với môi trường
Lâm nghiệp có vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, cụ thể như:
- Phòng hộ đầu nguồn:
+ Giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn.
+ Chống rửa trôi và thoái hóa đất.
+ Chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập.
+ Giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán,...
- Phòng hộ ven biển:
+ Chắn sóng, chắn gió.
+ Chống cát bay, chống xâm nhập mặn,...
- Phòng hộ xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp và khu đô thị:
+ Làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn,...
- Rừng có vai trò điều hòa khí hậu:
+ Là môi trường sống cho nhiều loài động vật, thực vật và vi sinh vật.
+ Góp phần bảo tồn nguồn gene cây rừng và đa dạng sinh học;...
2. TRIỂN VỌNG CỦA LÂM NGHIỆP
2.1. Về kinh tế - xã hội
a. Về kinh tế
- Ngành lâm nghiệp góp phần phát triển kinh tế bền vững, hội nhập quốc tế.
- Phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế tài nguyên rừng nhiệt đới.
+ Đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu của thế giới với công nghệ hiện đại.
- Đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030 đã đề ra mục tiêu:
+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5,0% đến 5,5%/năm.
-
100% gỗ và sản phẩm từ gỗ được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lí rừng bền vững.
-
Trên 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ hiện đại, tiên tiến.
+ Năm 2025:
-
Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt khoảng 20 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 18,5 tỉ USD.
-
Giá trị tiêu thụ lâm sản nội địa đạt 5 tỉ USD; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 35 triệu \(m^3\).
+ Năm 2030:
-
Ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng.
-
Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt khoảng 25 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 20,4 tỉ USD.
-
Giá trị tiêu thụ lâm sản nội địa đạt trên 6 tỉ USD; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 50 triệu \(m^3\).
b. Về xã hội
- Ngành lâm nghiệp góp phần quan trọng xây dựng đất nước Việt Nam an toàn và thịnh vượng.
+ Nông thôn giàu, đẹp và văn minh; tạo việc làm, cải thiện sinh kế.
+ Giữ gìn không gian sinh sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, bản sắc văn hóa truyền thống, di tích lịch sử.
+ Góp phần giữ gìn quốc phòng, an ninh.
+ Góp phần đảm bảo an ninh lương thực; nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế.
+ Tạo cảnh quan đô thị; du lịch, nghỉ dưỡng,…
- Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra mục tiêu:
+ Năm 2025:
-
Tỉ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 45 %.
-
Có 50 % số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa.
-
Mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020; giảm tỉ lệ hộ nghèo.
+ Năm 2030:
-
Tỉ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 50 %.
-
Có 80 % số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa.
-
Mức thu nhập của người dân tộc thiểu số bằng \(\dfrac{1}{2}\) bình quân chung của cả nước.
- Tầm nhìn đến năm 2050, ngành lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế - kĩ thuật hiện đại.
+ Công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng.
+ Tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu; đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
2.2. Về môi trường
- Ngành lâm nghiệp tiếp tục quản lí rừng bền vững, đảm bảo tỉ lệ che phủ rừng của nước ta duy trì ở mức từ 42% đến 43%.
- Bảo tồn lâu dài tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
- Giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, chống suy thoái đất đai.
- Cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
- Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng.
@202767189401@@202792077258@@202792078489@
3. YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG LÂM NGHIỆP
- Người lao động làm việc trong các ngành nghề của lâm nghiệp cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:
+ Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc.
+ Có kiến thức cơ bản về quy luật phát sinh, phát triển của cây rừng.
+ Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững.
+ Có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng.
+ Tuân thủ an toàn lao động và công ước quốc tế liên quan đến khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng.
@202792079774@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây