Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Các nghề cơ bản thuộc nhóm nghề Phân tích và phát triển phần mềm và các ứng dụng
Phát triển phần mềm không chỉ nói đến lập trình viên mà còn gồm nhiều vị trí khác nhau.
Nhà phân tích hệ thống, còn lại là Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (BA - Business Analyst): khảo sát, phỏng vấn khách hàng (người sử dụng phần mềm); xác định và phân tích nghiệp vụ, phân tích đánh giá các yêu cầu.
BA cần có kiến thức chuyên môn, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm.
Nhà thiết kế hệ thống, còn gọi là Kiến trúc sư phần mềm (Software Architect): cần có kiến thức và kinh nghiệm, tầm nhìn dài hạn để tạo ra bản thiết kế tổng thể cho phần mềm, đáp ứng được cả những yêu cầu trong tương lai. Họ cũng cần kĩ năng giao tiếp và ngoại ngữ.
Vị trí công việc tương tự là Kĩ sư thiết kế phần mềm (Software Designer), người thiết kế chi tiết dựa trên bản thiết kế tổng thể.
Lập trình viên (Software Programmer): là người tạo ra chương trình dựa trên bản thiết kế phần mềm.
Lập trình viên phải biết sử dụng ngôn ngữ lập trình, có tính kiên nhẫn, khả năng phân tích và tư duy logic, kĩ năng làm việc nhóm.
Kiểm thử viên (Tester): là người chạy thử chương trình do lập trình viên tạo ra nhằm tìm lỗi và xác định chương trình đã đáp ứng đủ yêu cầu hay chưa.
Kiểm thử phần mềm là công việc xuyên suốt trước khi sản phẩm được đưa vào sử dụng.
Kiểm thử viên cần có kĩ năng phân tích và tư duy logic, cẩn thận, tỉ mỉ, có kĩ năng làm việc nhóm.
Kĩ sư cầu nối (Bridge Software Engineer): là những kĩ sư công nghệ thông tin thành thạo ngoại ngữ để kết nối khách hàng (nước ngoài) và các nhóm kĩ thuật, giúp phá bỏ rào cản ngôn ngữ và văn hóa.
Kĩ sư cầu nối cần có kĩ năng giao tiếp và hiểu biết về văn hóa làm việc của khách hàng.
Người quản lí dự án phần mềm (Project Manager): là người lên kế hoạch, lựa chọn nhân sự, theo dõi tiến độ và chất lượng công việc của các nhóm trong quá trình thực hiện dự án. Họ có vai trò như một tổng chỉ huy.
Người quản lí dự án cần có óc tổ chức, khả năng lãnh đạo và truyền cảm hứng.
Ngoài ra, họ còn cần có hiểu biết về quy trình phát triển phần mềm và kinh nghiệm chuyên môn; kĩ năng đàm phám và làm việc nhóm; kiến thức về các phương pháp quản lí dự án và quản lí rủi ro.
2. Nhận xét chung về nhóm nghề Phát triển phần mềm
Những nghề thuộc định hướng Khoa học máy tính yêu cầu hiểu biết về nguyên lí hoạt động của máy tính và tư duy lập trình, có khả năng tìm tòi khám phá các hệ thống tin học, khả năng phát triển phần mềm ứng dụng.
Nhóm nghề Phát triển phần mềm thuộc định hướng Khoa học máy tính.
Nam giới và nữ giới đều phù hợp với nhóm nghề này.
Thậm chí, ở nhiều vị trí, nữ giới có một số ưu thế hơn vì họ có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và khả năng giao tiếp mềm dẻo.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây