Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 1. Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ SVIP
I. KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ NGHIỆP
1. Khái niệm nghề nghiệp
- Nghề nghiệp là tập hợp các công việc được xã hội công nhận.
- Người làm có năng lực, tri thức, kĩ năng và được đào tạo để tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh thần.
- Mục tiêu: đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo ra giá trị và thu nhập ổn định cho bản thân.
- Nghề nghiệp thường là việc làm ổn định, lâu dài, mang lại thu nhập và cơ hội phát triển giá trị cá nhân, đóng góp cho cộng đồng và xã hội.
2. Tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội
- Đối với con người:
+ Không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn tạo môi trường phát triển nhân cách, phát huy năng lực, sở trường, thỏa mãn đam mê và niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
- Đối với xã hội:
+ Góp phần tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần đáp ứng nhu cầu xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, đem lại phồn vinh, ổn định và giảm tệ nạn xã hội.
3. Ý nghĩa của việc chọn đúng nghề nghiệp của mỗi người
a. Ý nghĩa đối với cá nhân
- Lựa chọn nghề phù hợp giúp tạo động lực trong học tập, nghiên cứu và phát triển các phẩm chất và kĩ năng.
- Nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, cá tính giúp thành công và hạnh phúc với công việc.
- Chọn nghề đúng sở trường giúp phát triển, thích ứng nhanh và mang lại thu nhập ổn định, đóng góp cho cộng đồng và xã hội.
b. Ý nghĩa đối với gia đình
- Chọn đúng nghề giúp cá nhân nhanh có việc làm, tạo thu nhập đảm bảo, hỗ trợ tài chính cho gia đình.
- Nghề nghiệp ổn định giúp lập kế hoạch và xây dựng gia đình tương lai vững chắc.
c. Ý nghĩa đối với xã hội
- Cá nhân tìm đúng nghề giúp phát triển nền kinh tế, tránh tệ nạn xã hội.
- Giảm thất nghiệp, nâng cao chất lượng lao động và tạo nền tảng phát triển xã hội bền vững.
II. ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU CHUNG CỦA CÁC NGÀNH NGHỀ TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ
1. Đặc điểm của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
- Sản phẩm lao động:
+ Tạo ra các sản phẩm cơ khí, kĩ thuật, ứng dụng, phần mềm sử dụng cho thiết bị điện tử, phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xã hội.
- Đối tượng lao động:
+ Vận dụng nguyên lí vật lí, kĩ thuật, khoa học công nghệ vào thiết kế, bảo trì, sử dụng các hệ thống ứng dụng, phần mềm, và thiết bị máy móc trong nhiều lĩnh vực.
- Môi trường làm việc:
+ Môi trường năng động, hiện đại, biến đổi và đầy thử thách.
+ Đòi hỏi trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao.
+ Tiếp xúc với nhiều thiết bị công nghệ hiện đại và áp lực công việc lớn.
2. Yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
a. Năng lực
- Trình độ chuyên môn: hiểu biết về nguyên lí cơ bản của ngành kĩ thuật, công nghệ; khả năng sử dụng phương tiện, thiết bị đúng cách và hiệu quả.
- Khả năng làm việc: độc lập và theo nhóm.
- Khả năng tự học và nghiên cứu: đổi mới sáng tạo và học tập ngoại ngữ.
- Sức khỏe: đủ sức làm việc trong điều kiện công nghiệp, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
b. Phẩm chất
- Kỉ luật và ý thức: tuân thủ quy định và quy tắc trong công việc.
- Tinh thần cầu tiến: tận tâm, đam mê và sáng tạo.
- Cẩn thận, chu đáo: giúp làm việc hiệu quả và tránh sai sót.
- Đức tính cần thiết: kiên nhẫn, bền bỉ và chuyên môn cao.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây