Bài học cùng chủ đề
- Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
- BÀI 1_ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
- BÀI 1_ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
- Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản (phần II)
- Luyện tập bài 1
- Bài 1_ Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
- Tiền đề của cách mạng tư sản
- Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản
- Kết quả, ý nghĩa của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
BÀI 1_ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN SVIP
1. Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản
- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm chống lại chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX và giành được thắng lợi dựa trên các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.
a) Kinh tế
Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa.
*Tiền đề về kinh tế của một số cuộc cách mạng tư sản
- Ở Anh
+ Từ giữa thế kỉ XVI, nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và hỗ trợ cho sự phát triển công thương nghiệp. Các ngành luyện sắt, thiếc, đóng tàu phát triển nhanh. Trước năm 1640, sản lượng khai thác than ở Anh chiếm 4/5 tổng sản lượng than ở châu Âu.
+ Đến đầu thế kỉ XVII, nước Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, trong đó sản xuất len, dạ đóng vai trò quan trọng. Sản xuất ở các công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất phường hội. Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.
- 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là nguồn cung cấp nguyên liệu (bông, thuốc lá,...) và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc.
+ Từ giữa thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế của 13 thuộc địa ngày càng phát triển. Các công trường thủ công sản xuất phát triển, nhiều trung tâm công nghiệp hình thành ở miền Bắc và miền Trung.
- Ở Pháp, đến giữa thế kỉ XVIII, nông nghiệp vẫn rất lạc hậu (năng suất cây trồng thấp, 1/3 diện tích đất bị bỏ hoang,...) song kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa (máy hơi nước và máy móc được sử dụng trong khai mỏ, luyện kim,...).
+ Ngoại thương có những bước tiến mới, các công ty thương mại Pháp đẩy mạnh buôn bán với nhiều nước ở châu Âu và châu Á.
=> Trong các quốc gia trên, sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh là tiêu biểu nhất. Ngành công nghiệp len, dạ phát triển đã tạo điều kiện cho giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc làm nghề chăn nuôi cừu có lợi nhất. Bộ phận quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa đã giàu lên nhanh chóng, trở thành quý tộc mới.
Tình trạng rào đất cướp ruộng ở Anh (tranh vẽ)
*Hạn chế
- Tuy nhiên, sự phát triển đó gặp phải nhiều rào cản của nhà nước phong kiến hay chính sách cai trị hà khắc của chính quốc đối với thuộc địa. Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cần phải xóa bỏ những rào cản đó.
b) Chính trị
Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến, thực dân gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội. Họ đấu tranh để xóa bỏ ách áp bức, bóc lột.
- Ở Anh, nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán, tự ý đánh thuế mà không cần hỏi ý kiến Quốc hội. Vua đứng đầu Giáo hội Anh (Anh giáo), tiến hành đàn áp các tín đồ Thanh giáo (tôn giáo cải cách), lập ra các tòa án để buộc tội những người chống đối => Ngày càng cản trở việc kinh doanh của tư sản và quý tộc mới, gây nhiều bất bình với quần chúng nhân dân trong xã hội.
- Tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, chính sách cai trị của thực dân Anh đã tác động tiêu cực đến các tầng lớp trong xã hội, kìm hãm sự phát triển của Bắc Mỹ. Người dân phải tuân theo các đạo luật khắt khe do Chính phủ Anh đề ra (đạo luật ruộng đất 1763 ngăn cấm dân di cư về phía tây, các sắc luật về thuế mới năm 1764 đánh vào hàng nhập cảng, luật tem thuế năm 1765 đánh vào hàng nhập khẩu,...).
Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công tàu chở chè của Anh (tranh vẽ)
- Ở Pháp, đến cuối thế kỉ XVIII, vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, nhà vua có quyền hành chuyên chế và vô hạn.
"Suốt thời của vua Lu-i XVI là sự chuyên quyền cao độ. Theo những "mật lệnh có ấn vua" nhằm khủng bố người dân, hàng trăm người bị bắt, tù đày ở các nơi trong nước."
(A. Man-phờ-rét, Đại Cách mạng Pháp 1789, NXB Khoa học, 1965, tr.18 - 19)
c) Xã hội
Những biến đổi về kinh tế làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Giai cấp tư sản và đồng minh (quý tộc mới ở Anh, ở Bắc Mỹ,...) tuy giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị tương xứng. Họ tìm cách tập hợp quần chúng nhân dân để làm cách mạng.
*Tiền đề xã hội của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
- Ở Anh, nông dân là giai cấp đông đảo nhất trong xã hội. Họ không chỉ chịu ách áp bức nặng nề của Nhà nước, quý tộc phong kiến và giáo hội Anh giáo mà còn liên tục bị tước đoạt ruộng đất. Nông dân mất ruộng đất phải ra thành thị, làm thuê trong các công xưởng hay di cư sang Bắc Mỹ.
+ Mâu thuẫn đặc biệt nhất là tư sản và quý tộc mới, với các thế lực phong kiến chuyên chế, đứng đầu là vua Sác-lơ I.
- Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh đã gây ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các tầng lớp nhân dân thuộc địa (tư sản, chủ nô, trại chủ, nông dân,...) với chế độ thực dân.
+ Trong đó, nổi bật nhất là mâu thuẫn giữa tư sản và chủ nô với thực dân Anh vì bị kìm hãm phát triển kinh tế.
- Ở Pháp, nông dân là giai cấp chiếm đa số. Ngoài việc phải nộp nhiều loại tô thuế cho lãnh chúa, họ còn phải chịu nhiều nghĩa vụ khác đối với Nhà nước và nhà thờ.
+ Công nhân tập trung trong những thành thị lớn, điều kiện lao động và đời sống rất khó khăn (ngày làm việc kéo dài, lương thấp,...).
+ Những người bình dân thành thị khác như thợ thủ công, người buôn bán nhỏ,... phải sống tạm bợ, chen chúc nhau trong những vùng ngoại ô.
=> Mâu thuẫn giữa tăng lữ và quý tộc phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng sâu sắc.
Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng (tranh biếm họa)
d) Tư tưởng
Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ.
- Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nê-đéc-lan, Anh) khi chưa có hệ tư tưởng của riêng mình, giai cấp tư sản, quý tộc mới đã mượn "ngọn cờ" tôn giáo cải cách (đạo Tin Lành ở Hà Lan, Thanh giáo ở Anh) để tập hợp quần chúng, lật đổ chế độ phong kiến.
- Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và chủ nô thể hiện qua khẩu hiệu "Tự do và tư hữu", "Thống nhất hoàn toàn hay là chết". Tổ chức tiến bộ là "Hội những con người tự do" với đại diện tiêu biểu là Thô-mát Giép-phéc-sơn (1743 - 1826).
- Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là Triết học Ánh sáng với các đại diện tiêu biểu là S. Mông-te-xki-ơ, Ph. Vôn-te, G. G. Rút-xô.
+ Trào lưu Triết học Ánh sáng đã kịch liệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đưa ra những lý thuyết về việc xây dựng nhà nước kiểu mới.
+ Theo Ph. Ăng-ghen: Những vĩ nhân ở Pháp soi sáng đầu óc mọi người để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh sắp bùng nổ, cho nên chính họ là những nhà cách mạng phi thường. Họ không chịu khuất phục trước bất kì một thứ uy quyền nào bên ngoài.
=> Những quan điểm tiến bộ của trào lưu Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, mở đường, thúc đẩy cho cách mạng tư sản bùng nổ và đi lên.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây