Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 1. Khái quát về cơ khí chế tạo SVIP
I. KHÁI NIỆM VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO
- Cơ khí chế tạo là ngành kĩ thuật công nghệ.
- Sử dụng kiến thức Toán học, nguyên lí của Vật lí, các kết quả của công nghệ vật liệu để nghiên cứu và thực hiện quá trình:
+ Thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các máy, thiết bị, chi tiết.
=> Phục vụ sản xuất và đời sống của con người.
II. VAI TRÒ CỦA CƠ KHÍ CHẾ TẠO
Cơ khí chế tạo đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất:
- Chế tạo công cụ, máy giúp nâng cao năng suất lao động, thay thế lao động thủ công.
- Chế tạo đồ dùng, dụng cụ tiện nghi và thú vị, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Chế tạo ra các thiết bị, máy, công cụ phục vụ nghiên cứu, chinh phục thiên nhiên, vũ trụ.
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ KHÍ CHẾ TẠO
- Đối tượng lao động trong ngành cơ khí chế tạo là các vật liệu cơ khí gồm:
+ Vật liệu kim loại và hợp kim.
+ Vật liệu phi kim loại.
+ Một số loại vật liệu khác.
- Công cụ lao động trong ngành cơ khí chế tạo là các máy công cụ như:
+ Tiện, phay.
+ Bào, hàn,...
=> Để thực hiện các phương pháp gia công.
- Sản xuất các sản phẩm trong ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi hồ sơ kĩ thuật gồm:
+ Các bản vẽ kĩ thuật.
+ Quy trình gia công sản phẩm,...
- Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo rất phổ biến, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội, sản xuất,...
- Phần lớn sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo là các chi tiết máy của các máy móc sản xuất. Sản phẩm này đòi hỏi nhiều yêu cầu kĩ thuật như:
+ Độ chính xác kích thước.
+ Độ bóng bề mặt,...
IV. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO PHỔ BIẾN
1. Thiết kế cơ khí
- Thiết kế cơ khí là công việc liên quan đến thiết kế sản phẩm (thiết bị, máy móc, vật dụng,...) phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc đời sống con người.
- Công việc thiết kế cơ khí thường được thực hiện bởi các kĩ sư cơ khí.
- Kĩ sư cơ khí là những người có kĩ năng sử dụng thành thạo các công cụ phân tích, tính toán và thiết kế bản vẽ kĩ thuật.
- Công việc thiết kế cơ khí: đòi hỏi nhiều kiến thức khoa học và kĩ thuật, người hành nghề cần phải được đào tạo chuyên môn theo quy định.
- Quá trình xây dựng các bản vẽ kĩ thuật thường được thực hiện tại các phòng thiết kế bằng các phần mềm như:
+ AutoCad.
+ SolidWork,...
2. Gia công cắt gọt kim loại
- Gia công cắt gọt kim loại là quá trình bóc tách các lớp kim loại trên bề mặt phôi.
=> Để tạo ra các chi tiết máy có hình dạng, kích thước và độ chính xác gia công theo yêu cầu của bản vẽ kĩ thuật.
- Công việc gia công cắt gọt kim loại được thực hiện bởi các thợ gia công cơ khí.
- Thợ gia công cơ khí là những người đã được đào tạo kĩ năng gia công tại các cơ sở chuyên nghiệp.
- Khối lượng công việc gia công cắt gọt kim loại chiếm khoảng 60 - 80% trong tổng khối lượng gia công cơ khí.
3. Lắp ráp cơ khí
- Lắp ráp cơ khí là công việc liên quan đến thi công lắp ráp, kiểm tra, hiệu chỉnh,... các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất,...
- Công việc lắp ráp cơ khí được thực hiện bởi các thợ lắp ráp.
- Thợ lắp ráp cơ khí là những người được đào tạo kĩ năng lắp ráp tại các cơ sở chuyên nghiệp.
- Quá trình lắp ráp cơ khí phải được thực hiện đúng quy trình và đảm bảo nguyên tắc an toàn tại các:
+ Xưởng lắp ráp.
+ Công trình đang thi công.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây