Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 1. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức (P2) SVIP
2. Tri thức lịch sử và cuộc sống
a) Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời
- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần hiểu biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.
- Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay vẫn còn là bí ẩn, cho dù đã có những cách giải thích khác nhau được đưa ra. Việc tồn tại những khoảng trống, những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử chính là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.
- Hiện nay, nhân loại đang sống trong kỉ nguyên toàn cầu hoá. Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh của nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra những bài học có giá trị từ lịch sử các nước khác, phòng tránh được những sai lầm...
- Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hoá của các nước, các khu vực và thế giới giúp chúng ta: mở rộng và cập nhật vốn kiến thức; hoàn thiện và phát triển kĩ năng… từ đó có thể hội nhập thành công.
- Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hoá chính là nguồn cảm hứng và ý tưởng cho nhiều sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hoá, phát triển du lịch,... Do đó, việc học tập và tìm hiểu lịch sử cũng đưa lại cho chúng ta những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị.
b) Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử
- Khái niệm sử liệu: Sử liệu là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người.
- Phân loại các loại hình sử liệu:
+ Căn cứ vào hình thức, sử liệu được phân chia thành: sử liệu hiện vật, sử liệu truyền miệng, sử liệu chữ viết, sử liệu hình ảnh, sử liệu đa phương tiện (phim, băng đĩa),....
+ Căn cứ vào tính chất, sử liệu phân chia thành: sử liệu trực tiếp (còn gọi là: sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp) và sử liệu gián tiếp (sử liệu thứ cấp, sử liệu tái sinh).
- Sưu tầm, xử lí thông tin sử liệu trong khám phá, học tập lịch sử
Việc tìm hiểu, khám phá lịch sử cần phải tiến hành một cách khoa học, bao gồm các khâu: xác định vấn đề cần tìm hiểu, chuẩn bị sử liệu, giải quyết vấn đề trên cơ sở khai thác sử liệu,.... Trong đó, sưu tầm và xử lí thông tin sử liệu là hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu.
+ Sưu tầm sử liệu: là quá trình lập danh mục sử liệu cần sưu tầm; tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan đến đối tượng tìm hiểu. Cần lưu ý, các nguồn sử liệu càng đa dạng, đầy đủ càng tốt.
+ Xử lí thông tin sử liệu: là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định, so sánh nguồn sử liệu đã thu thập được. Công đoạn này cần xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị của sử liệu cũng như thông tin mà sử liệu đó phản ánh đối với việc tìm hiểu, khám phá lịch sử.
Sản phẩm của Sử học là nhận thức khoa học về hiện thực lịch sử. Nhà sử học phải dùng các phương pháp khoa học để tìm kiếm, thu thập và xử lí tư liệu lịch sử, trên cơ sở đó, tái hiện, trình bày những sự kiện, quá trình và nhân vật lịch sử một cách khách quan, trung thực, toàn diện và cụ thể, trong các mối liên hệ lịch đại và đồng đại.
c) Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử
- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đã và đang bắt gặp lịch sử ở khắp mọi nơi. Lịch sử hiện hữu trong mỗi nếp nhà, trên từng con phố, trong mỗi bản làng,...
- Nếu muốn, em có thể tìm hiểu:
+ Những nhà thờ, đình làng, chùa, đền, miếu ở quê em được xây dựng khi nào? Ai xây dựng nên chúng? Ai được thờ trong đó?...
+ Ngay cả ngôi trường của các em nữa: ngôi trường này được xây dựng từ bao giờ? Tại sao lại có tên như vậy? Hiệu trưởng đầu tiên là ai? Những học sinh nổi tiếng của trường là ai?...
+ Khi tham quan các bảo tàng, các khu tưởng niệm, các di tích, hay đơn giản hơn là đọc sách, truyện, xem phim, nghe các bài hát “đi cùng năm tháng”,... cũng là cách để tìm hiểu, học tập lịch sử.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây