Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Bài 1. Giới thiệu về trồng trọt SVIP
I. VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA TRỒNG TRỌT
1. Vai trò
- Trồng trọt có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế và đời sống con người:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
+ Cung cấp nông sản xuất khẩu.
![cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0117/img_teacher_2024-01-17_65a72c2624ae5_cung cấp thức ăn chăn nuôi.jpg)
2. Triển vọng
- Lợi thế về điều kiện tự nhiên:
+ Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt.
+ Phần lớn diện tích là đất trồng với địa hình đa dạng.
- Lợi thế khác:
+ Có truyền thống nông nghiệp, nhân dân cần cù, thông minh, có kinh nghiệm trong trồng trọt.
+ Nhà nước có chính sách hỗ trợ người lao động.
+ Ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt.
=> Tương lai, vị thế của ngành trồng trọt nâng cao.
II. CÁC NHÓM CÂY TRỒNG PHỔ BIẾN
Dựa vào mục đích sử dụng, người ta phân cây trồng thành:
- Cây lương thực.
- Cây công nghiệp.
- Cây ăn quả.
- Cây rau.
- Cây thuốc.
- Cây gia vị.
- Cây hoa.
- Cây cảnh.
- Cây lấy gỗ.
III. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TRỒNG TRỌT PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM
1. Trồng trọt ngoài tự nhiên
- Là phương thức trồng trọt phổ biến, áp dụng cho hầu hết các loại cây trồng.
- Mọi công việc tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
- Ưu điểm:
+ Đơn giản, dễ thực hiện.
+ Có thể thực hiện trên diện tích lớn.
+ Giá thành sản phẩm hạ.
- Nhược điểm:
+ Dễ bị tác động bởi sâu, bệnh hại.
+ Dễ bị tác động bởi điều kiện bất lợi của thời tiết: giá rét, khô hạn, bão, lụt.
+ Khả năng trái vụ thấp.
![trồng trọt ngoài tự nhiên.olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0117/img_teacher_2024-01-17_65a72fc66fe59_Screenshot 2024-01-17 083810.png)
2. Trồng trọt trong nhà có mái che
- Là phương thức trồng trọt tiến hành ở nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc cây trồng khó sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tự nhiên.
- Ưu điểm:
+ Ít sâu bệnh.
+ Năng suất cao.
+ Chủ động trong chăm sóc.
+ Sản xuất được rau, quả trái vụ, an toàn.
- Nhược điểm:
+ Đầu tư lớn.
+ Yêu cầu kĩ thuật cao.
![trồng trọt trong nhà có mái che.olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0117/img_teacher_2024-01-17_65a76fbb3967e_Screenshot 2024-01-17 083750.png)
3. Phương thức trồng trọt kết hợp
- Là phương thức kết hợp giữa trồng trọt tự nhiên với trồng trọt trong nhà có mái che.
- Ưu điểm:
+ Cây ít bị sâu bệnh.
+ Có thể tạo ra năng suất cao.
+ Có thể sản xuất được rau quả trái vụ, an toàn.
+ Cây ra quả tốt, năng suất.
- Nhược điểm:
+ Phức tạp, đòi hỏi đầu tư lớn.
+ Kĩ thuật cao.
+ Giá thành cao.
![Trồng trọt kết hợp.olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0117/img_teacher_2024-01-17_65a7322d490ed_Screenshot 2024-01-17 084519.png)
IV. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRỒNG TRỌT CÔNG NGHỆ CAO
- Năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn do sử dụng giống mới.
- Sinh trưởng và phát triển tốt do thay thế đất trồng bằng giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động do ứng dụng công nghệ cao.
- Lao động có trình độ, quy trình sản xuất khép kín.
V. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ TRONG TRỒNG TRỌT
1. Kĩ sư trồng trọt
- Nhiệm vụ:
+ Giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt.
+ Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.
=> Nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản, hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường.
- Phẩm chất của kĩ sư trồng trọt:
+ Yêu thiên nhiên.
+ Yêu công việc chăm sóc cây trồng.
+ Thích khám phá quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
![kĩ sư trồng trọt.olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0117/img_teacher_2024-01-17_65a73d6943da3_ky-su-nong-nghiep-2.jpg)
2. Kĩ sư bảo vệ thực vật
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.
=> Nhằm:
+ Giúp trồng trọt đạt hiệu quả cao.
+ Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.
+ Góp phần phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững.
- Phẩm chất của kĩ sư bảo vệ thực vật:
+ Yêu thiên nhiên.
+ Thích nghiên cứu khoa học.
+ Thích khám phá quy luật phát sinh, phát triển của côn trùng và sâu, bệnh.
![kĩ sư bảo vệ thực vật.olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0117/img_teacher_2024-01-17_65a73bec8bb81_vna_potal_an_giang_gia_tang_hieu_qua_canh_tac_cho_nong_dan_voi_thiet_bi_bay_khong_nguoi_lai__183333608_stand.jpg)
3. Kĩ sư chọn giống cây trồng
- Nhiệm vụ:
+ Bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có.
+ Nghiên cứu tạo giống cây trồng mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Phẩm chất của kĩ sư chọn giống cây trồng:
+ Yêu thích cây trồng.
+ Thích nghiên cứu khoa học.
+ Cẩn thận, kiên trì và tỉ mỉ.
![kỹ sư chọn giống cây trồng.olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0117/img_teacher_2024-01-17_65a73b49f098a_Screenshot 2024-01-17 092536.png)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây