Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 1. Công nghệ và đời sống SVIP
I. KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC, KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ
1. Khoa học
- Khoa học:
+ Là hệ thống kiến thức về các quy luật vận động của mọi thứ trong vũ trụ, bao gồm tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Khoa học tự nhiên:
+ Là một nhánh của khoa học, tập trung vào việc khám phá, mô tả, giải thích và dự đoán các hiện tượng và quy luật của tự nhiên.
+ Dựa trên bằng chứng thực tế thu thập được thông qua quan sát và thí nghiệm.
- Các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên gồm:
+ Vật lí.
+ Hóa học.
+ Sinh học.
+ Thiên văn học.
+ Khoa học Trái Đất.
- Ứng dụng của khoa học tự nhiên:
+ Mở rộng hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên.
+ Giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
+ Cải thiện môi trường sống của con người.
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.
2. Kĩ thuật
* Kĩ thuật là quá trình ứng dụng các nguyên lí khoa học để thiết kế, xây dựng và vận hành máy móc, thiết bị, công trình và hệ thống tối ưu về hiệu quả và chi phí.
* Kết quả của kĩ thuật:
- Tạo ra các giải pháp, sản phẩm và công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Mang lại những tiến bộ vượt bậc trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
* Ứng dụng của kĩ thuật:
- Cung cấp các thiết bị, máy móc và hệ thống phục vụ cho sản xuất và đời sống hàng ngày.
- Góp phần xây dựng và cải thiện môi trường sống của con người.
* Các lĩnh vực kĩ thuật chính:
- Kĩ thuật cơ khí:
+ Tập trung vào thiết kế, chế tạo và vận hành các loại máy móc.
- Kĩ thuật điện:
+ Liên quan đến việc nghiên cứu và ứng dụng điện năng.
- Kĩ thuật xây dựng:
+ Thiết kế và xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Kĩ thuật hóa học:
+ Ứng dụng các nguyên lí hóa học để tạo ra các sản phẩm và quy trình công nghiệp.
3. Công nghệ
* Công nghệ:
- Là tập hợp các giải pháp, quy trình và bí quyết kĩ thuật, không bao gồm các công cụ và phương tiện.
- Mục đích chính của công nghệ là biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Công nghệ là kết quả trực tiếp của hoạt động kĩ thuật, sự ứng dụng thực tiễn của các nguyên lí kĩ thuật.
* Đặc điểm của công nghệ:
- Tính chuyển giao:
+ Công nghệ có thể được chuyển giao từ nơi này sang nơi khác, từ người này sang người khác.
- Tính đổi mới:
+ Công nghệ luôn được cải tiến và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Tính đa dạng:
+ Công nghệ tồn tại dưới nhiều hình thức và lĩnh vực khác nhau.
* Phân loại công nghệ:
- Theo lĩnh vực khoa học:
+ Công nghệ hóa học.
+ Công nghệ thông tin,...
- Theo lĩnh vực kĩ thuật:
+ Công nghệ cơ khí.
+ Công nghệ xây dựng.
+ Công nghệ vận tải,...
- Theo đối tượng áp dụng:
+ Công nghệ ô tô.
+ Công nghệ nano.
+ Công nghệ trồng cây trong nhà kính,...
* Vai trò của công nghệ:
- Công nghệ là yếu tố then chốt, dẫn dắt và định hình sự phát triển kinh tế - xã hội qua các giai đoạn lịch sử.
- Những đột phá công nghệ lớn thường dẫn đến các cuộc cách mạng công nghiệp, làm thay đổi toàn diện xã hội.
4. Mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ
* Khoa học:
- Khoa học cung cấp những tri thức về thế giới tự nhiên, là cơ sở để kĩ thuật đưa ra các giải pháp cho các vấn đề thực tiễn.
- Ví dụ: Phát hiện ra các nguyên tắc của điện từ học trong khoa học dẫn đến việc kĩ thuật ứng dụng để tạo ra các thiết bị điện tử.
* Kĩ thuật:
- Kĩ thuật giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên tri thức khoa học, từ đó tạo ra hoặc cải tiến sản phẩm, công nghệ.
- Công nghệ hiện có là cơ sở quan trọng của kĩ thuật, giúp giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Ví dụ: Sự phát triển của kính hiển vi điện tử giúp các nhà khoa học khám phá cấu trúc tế bào và vi sinh vật chi tiết.
- Kĩ thuật ứng dụng tri thức khoa học để tạo ra hoặc cải tiến các sản phẩm và quy trình công nghệ.
- Ví dụ: Kĩ thuật vật liệu đã tạo ra công nghệ sản xuất vật liệu composite siêu bền, siêu nhẹ.
- Công nghệ cung cấp các công cụ và phương tiện để kĩ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Ví dụ: những phần mềm thiết kế 3D, giúp cho kĩ thuật xây dựng, thiết kế ra những tòa nhà hiện đại.
* Công nghệ:
- Công nghệ cung cấp các công cụ và thiết bị tiên tiến, giúp các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu phức tạp.
- Ví dụ: Công nghệ giải trình tự gen cho phép các nhà khoa học nghiên cứu sâu về di truyền học và bệnh tật.
- Khoa học là nền tảng của công nghệ:
+ Các phát hiện khoa học là nguồn gốc của các công nghệ đột phá.
Câu hỏi:
@202928386153@
@202928405483@
@202928387660@
II. CÔNG NGHỆ VỚI TỰ NHIÊN, CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
1. Công nghệ với tự nhiên
* Tác động tích cực:
- Thúc đẩy khoa học:
+ Công nghệ giúp quá trình khám phá tự nhiên hiệu quả, đạt được những thành tựu khoa học lớn.
- Giải quyết vấn đề môi trường: Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc xử lí các vấn đề về:
+ Môi trường.
+ Phòng chống thiên tai.
+ Ứng phó với biến đổi khí hậu.
* Tác động tiêu cực:
- Khai thác cạn kiệt tài nguyên:
+ Sự phát triển công nghệ có thể dẫn đến việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.
- Gây hại cho môi trường và con người:
+ Một số công nghệ có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến thế giới tự nhiên và sức khỏe con người.
2. Công nghệ với con người
* Lợi ích:
- Tiện nghi và đáp ứng nhu cầu:
+ Công nghệ giúp cuộc sống con người trở nên tiện nghi, đáp ứng nhu cầu và làm thay đổi cách sinh hoạt, làm việc và giải trí.
- Tăng năng suất lao động:
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của con người.
+ Tăng năng suất lao động trong nhiều lĩnh vực.
* Thách thức:
- Sự phát triển của hệ thống sản xuất thông minh và tự động hóa dẫn đến tình trạng thất nghiệp, khi máy móc thay thế con người trong một số công việc.
3. Công nghệ với xã hội
- Thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.
- Quản lí xã hội hiệu quả.
- Thay đổi cách nghĩ và lối sống của con người.
- Gây ra sự lệ thuộc vào công nghệ.
Câu hỏi:
@202928406404@
@202937867437@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây