Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội SVIP
1. Hoạt động sản xuất.
- Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
- Hoạt động sản xuất đóng vai trò:
+ Là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người.
+ Quyết định đến các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.
Ví dụ: Hoạt động thu hoạch lúa, sản xuất lúa gạo.
2. Hoạt động phân phối – trao đổi.
- Phân phối:
+ Là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau.
+ Để tạo ra sản phẩm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng (phân phối cho tiêu dùng).
- Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt).
- Hoạt động phân phối - trao đổi đóng vai trò trung gian, là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.
+ Phân phối thúc đẩy sản xuất phát triển nếu quan hệ phân phối phù hợp đồng thời có thể kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp.
+ Trao đổi giúp người sản xuất bán được hàng, duy trì và phát triển được hoạt động sản xuất và người tiêu dùng mua được thứ mình cần, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.
Ví dụ: Người dân xã Cán Cấu đến chợ để thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
3. Hoạt động tiêu dùng.
- Tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
- Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất, ví như đơn đặt hàng của xã hội đối với sản xuất.
- Tiêu dùng giữ vai trò là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chật lượng, hình thức sản phẩm.
- Tiêu dùng tác động mạnh mẽ đến sản xuất theo hai hướng:
+ Thúc đẩy mở rộng sản xuất nếu sản phẩm tiêu thụ được.
+ Sản xuất sẽ suy giảm khi sản phẩm khó tiêu thụ.
Ví dụ: Sản phẩm gạo được sử dụng với mục đích làm thực phẩm thiết yếu, phục vụ cho cuộc sống hằng ngày.
* Trong đời sống xã hội, các hoạt động sản xuất, phân phối – trao đổi, tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Sản xuất là gốc, có vai trò quyết định.
- Tiêu dùng là mục đích, là động lực của sản xuất.
- Phân phối – trao đổi là cầu nối sản xuất với tiêu dùng, có tác động đến cả sản xuất và tiêu dùng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây