Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (Thế kỉ XIII) SVIP
1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)
Năm 1257, Mông Cổ cho quân áp sát biên giới Đại Việt rồi ba lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng. Vua Trần Thái Tông cho bắt giam sứ giả, đồng thời ra lệnh cả nước ra sức tập luyện, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng đánh giặc.
2. Cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1285)
Thời gian | Những sự kiện chính |
Từ cuối tháng 1-1285 | Quân Nguyên do Thoát Hoan làm tổng chỉ huy 50 vạn quân tràn vào xâm lược Đại Việt. Toa Đô nhận lệnh dẫn 10 vạn quân từ Chăm-pa, Thanh Hóa đánh ra |
Từ đầu tháng 2-1285 | Nhà Trần rút lui về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), sau đó về Thăng Long (Hà Nội) |
Tháng 3,4-1285 | Nhân dân thực hiện kế "thanh dã", phối hợp với triều đình chống giặc. Quân Nguyên lâm vào tình thế khó khăn. |
Tháng 5,6-1285 | Quân Trần tổ chức phản công, thắng lợi lớn ở Tây Kết (hai lần), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội)...Toa Đô tử trận, Thoát Hoan bỏ chạy. Đất nước sạch bóng quân xâm lược. |
3. Cuộc kháng chiến lần thứ ba, chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288)
Tháng 12-1287, Thoát Hoan đem quân đánh vào Đại Việt. Ô Mã Nhi chỉ huy hơn 600 chiến thuyền theo đường thủy tiến vào vùng biển Đông Bắc. Sau đó là đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy.
Tháng 1-1288, Thoát Hoan kéo quân vào Thăng Long, gặp "vườn không nhà trống", quân Nguyên lùng bắt vua Trần nhưng thất bại.
Tháng 2-1288, Trần Khánh Dư tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
Tháng 3-1288, nhà Trần tổ chức phản công và giành thắng lợi quyết định trong trận Bạch Đằng. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
a) Nguyên nhân thắng lợi
- Là kết quả của lòng yêu nước, sự đoàn kết toàn dân, trên dưới một lòng cùng tham gia đánh giặc.
- Nhà Trần đề ra nhiều kế sách đánh giặc đúng đắn và sáng tạo, chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu,...
- Các cuộc kháng chiến này được đặt dưới sự chỉ đạo của vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và các tướng lĩnh như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn,...
b) Ý nghĩa lịch sử
- Đối với dân tộc:
+ Là một trong những chiến công hiển hách bậc nhất trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam.
+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông-Nguyên; bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền của dân tộc, nâng cao vị thế của Đại Việt.
+ Khẳng định tinh thần quật cường, khí phách của một dân tộc không chịu khuất phục trước bất kì kẻ thù nào, để lại nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
- Đối với thế giới:
Góp phần quyết định chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.
Vận dụng: Tinh thần yêu nước, đoàn kết của quân dân Đại Việt thời Trần được phát huy như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây