Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ánh sáng cứu rỗi (Phần 1) SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh ra tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh (nay thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).
- Ông là con trai của Giáo sư Hoàng Tuệ, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
- Ông vào bộ đội năm 1969. Thời chiến tranh, ông chiến đấu ở mặt trận B3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10.
- Năm 1975, ông giải ngũ. Năm 1976, ông học ở Đại học Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam và tham gia học khóa 2 tại Trường Viết văn Nguyễn Du.
- Bảo Ninh nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và các truyện ngắn: Gọi con, Bí ẩn của làn nước, Giang, Trại bảy chú lùn, Gió dại, Hà Nội lúc không giờ,... Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh còn được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, được dịch sang tiếng Anh và được đón nhận rộng rãi ở phương Tây.
2. Tác phẩm
a. Cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
- Tác phẩm kể về nhân vật Kiên - một người lính tham gia kháng chiến chống Mỹ, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hồi ức về chiến tranh và mối tình sâu đậm với cô bạn học Phương. Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của người lính chiến đấu vì vận mệnh đất nước, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ góc độ cá nhân, đi sâu vào những nỗi niềm, ẩn ức cá nhân của riêng ông.
- Khi ra đời, cuốn sách đã gặp phải không ít những phản ứng tiêu cực từ phía bạn đọc, xã hội vì có nhiều ý kiến cho rằng cuốn tiểu thuyết này của Bảo Ninh đã hư cấu nhiều tình tiết xúc phạm, bịa đặt về người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, cuốn sách này đã được đông đảo bạn đọc đón nhận và đã 2 lần được vinh danh tại Hàn Quốc với Giải thưởng Simhun năm 2016 và Giải thưởng Văn học châu Á lần thứ 2 năm 2018.
- Tóm tắt: Nỗi buồn chiến tranh là cuốn tiểu thuyết tâm lí lấy cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước làm bối cảnh, người lính binh nhì tên Kiên là nhân vật trung tâm. Thuở hoa niên, Kiên sống cùng cha ở Hà Nội, xung quanh là bạn bè thân yêu. Năm 1965, ở tuổi 17, Kiên tình nguyện nhập ngũ, chiến đấu ở chiến trường B3 Tây Nguyên. Cuộc chiến tranh kéo dài và vô cùng ác liệt, đơn vị của Kiên phải hứng chịu rất nhiều thương vong. Sau khi chiến tranh kết thúc, Kiên trở lại chiến trường, tham gia đội thu nhặt hài cốt tử sĩ của sư đoàn. Năm 1976, Kiên xuất ngũ và trở về Hà Nội. Niềm vui hoà bình, nỗi buồn được sống sót, nỗi tiếc thương mối tình đầu dang dở và sự ám ảnh khôn nguôi về thân phận con người trong và sau cuộc chiến đã thúc đẩy Kiên cầm bút. Anh nguyện “là một cây bút của những người đã hi sinh, là nhà tiên tri của những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ”. Sau nhiều đêm chong đèn thức trắng để viết, Kiên để lại chồng bản thảo lộn xộn cho người đàn bà câm sống trên căn phòng gác mái và bỏ đi đâu không ai biết.
b. Đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi
- Xuất xứ:
+ Sự kiện 1: Kiên và Hòa đi tìm đường đến sông Sa Thầy thì bị lạc.
+ Sự kiện 2: Sau khi tìm được đường, Kiên và Hòa quay về để đón đồng đội thì gặp toán lính Mỹ.
+ Sự kiện 3: Hòa dụ lính Mỹ ra xa chỗ Kiên nấp, Kiên quay trở về khe cạn đưa đồng đội đến dòng Sa Thầy.
+ Sự kiện 4: Kiên suy tư về Hòa và những đồng đội đã từng cứu sống anh.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhan đề
=> Nhan đề có ý nghĩa biểu hiện cho hi vọng, niềm tin, đồng thời là một khám phá về ý nghĩa của nỗi buồn chiến tranh: Nỗi buồn của sự hi sinh và sự sống còn.
2. Đề tài, chủ đề
- Đề tài: Chiến tranh.
- Chủ đề:
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây