Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Âm mưu và tình yêu SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Giô-han Cơ-rít-xtốp-phơ Phri-đơ-rích Si-lơ (Johann Christoph Friedrich Schiller) (1759 - 1805) là nhà viết kịch nổi tiếng người Đức, là người đại diện quan trọng nhất của phong trào văn học cổ điển Uây-ma (Weimar). Ông đã có nhiều cống hiến cho cuộc đấu tranh của nhân dân Đức chống lại tình trạng trì trệ của xã hội đương thời.
+ Cùng với Gớt (Goethe), Si-lơ đã lãnh đạo phong trào "Bão táp và phấn khích" - một phong trào nhằm giải thoát văn chương khỏi những niêm luật cũ kĩ của nền văn học cổ điển Pháp, chống lại chủ nghĩa duy lý của trào lưu Ánh sáng và những gò bó của xã hội.
+ Ông là người đã dùng thể loại kịch để nâng cao trình độ dân trí, óc thẩm mỹ và nhân sinh quan của dân chúng, giúp cho người Đức có một tinh thần quốc gia mạnh mẽ. Quan niệm của ông là: sự "vĩ đại" của nước Đức không nằm trong "quyền lực chính trị", mà chính là ở "sức mạnh văn hóa".
+ Trong các tác phẩm, ông cũng rất mạnh mẽ khi đả kích những thói rởm đời, tính chất xấu xa của giới quý tộc và tầng lớp trí thức; đồng thời cũng truyền bá những tư tưởng tự do, dân quyền, khoan dung. Nhờ vậy, kịch của ông rất được giới bình dân yêu chuộng, thuộc lòng và truyền bá rộng khắp.
- Ông được mệnh danh là "Sếch-xpia (Shakespeare) của văn học Đức". Một số vở kịch tiêu biểu của ông cần phải nhắc đến như:
+ Lũ cướp: Bi kịch đầu tay của Si-lơ, viết trong lúc ông còn là quân y sĩ, được coi là một bản án kết tội những bất công trong xã hội Đức lúc bấy giờ.
+ Âm mưu của Fi-ét-xcô ở Gien-nua: Tác phẩm được viết năm 1783, kể về một cuộc chiến ở Ý vào thế kỉ 16, nhằm lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. Qua tác phẩm, tác giả đả kích chế độ cũ và ca ngợi một xã hội tự do, công bằng và nhân đạo.
+ Trinh nữ ở thành phố Ơ-lin: Vở bi kịch này phỏng theo chuyện nữ tướng Gin-ni giả trai, dẫn dắt lính Pháp đánh đuổi quân Anh. Qua tác phẩm, tác giả gửi gắm lòng mong mỏi một xã hội không bị chia cắt, không có chiến tranh.
2. Tác phẩm
- Khái quát:
- Tóm tắt:
- Sự việc được kể trong đoạn trích: Đoạn trích Âm mưu và tình yêu kể về sự việc Phéc-đi-năng kiên quyết bảo vệ tình yêu với Luy-dơ trước cha mình.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhân vật
a. Nhân vật Tể tướng Phôn Van-te
- Phôn Van-te vốn là một kẻ tham tàn, độc ác. Để có thể leo lên chức tể tướng, hắn không từ bất kì một thủ đoạn nào - dám giết chết viên tể tướng trước đó để chiếm ngôi vị. Và để củng cố vị trí này, hắn cũng không ngần ngại đem con trai mình làm "con tốt thí" và đẩy gia đình Mi-lơ vào cảnh khốn cùng.
- Đối với con trai của mình, hắn cũng rất tàn nhẫn khi cấm cản tình yêu giữa Phéc-đi-năng và Luy-dơ, bắt anh phải kết hôn với Min-pho, tình nhân cũ của công tước, nhằm giúp hắn ta chiếm được thiện cảm với công tước.
=> Nhận xét:
b. Nhân vật Phéc-đi-năng
- Phéc-đi-năng là một chàng trai nhiệt thành, kiên định, có tinh thần đấu tranh cho tình yêu của mình:
+ Chàng không chấp nhận sự sắp đặt của cha nên đã đến tìm Min-pho để xin bà hủy bỏ hôn lễ.
+ Đứng trước sự tàn độc của cha, chàng nhất quyết bảo vệ người mình yêu và gia đình của nàng Luy-dơ.
- Chàng đã phải van xin Tể tướng hai lần:
~ Lần 1: Xin ông hãy nghĩ đến chính thân ông một chút. Đừng dồn ép tôi thêm nữa.
~ Lần 2:
- Ra sức van xin, song e Tể tướng không động lòng, Phéc-đi-năng đã thay đổi cách xưng hô gần gũi hơn, đó là gọi Tể tướng là "cha", cốt để mong Tể tướng vì tình cha con mà chấm dứt khung cảnh hỗn loạn này.
- Song Tể tướng vẫn một mực tiếp tục, khiến cho Phéc-đi-năng càng giận dữ hơn. Chàng gọi Tể tướng là "cha" nhưng xưng "tôi" và đưa ra những lời đe dọa, như: Tôi sẽ dùng thanh gươm sĩ quan của tôi mà che chở cho người thiếu nữ này.; Thà tôi đâm lưỡi gươm này qua xác vợ tôi, còn hơn nhìn nàng bị sỉ nhục.
- Để rồi, khi Tể tướng vẫn tiếp tục hành vi bạo ngược của mình, Phéc-đi-năng cũng tiến đến sự giận dữ, thất vọng đỉnh điểm: Xin Chúa cao cả làm chứng cho tôi. Tôi đã dùng hết mọi thủ đoạn của con người, bây giờ tôi chỉ còn cách dùng đến những thủ đoạn của loài ma quỷ. Lúc này đây, chàng thay đổi cách xưng hô trong đối thoại trực tiếp với nhân viên pháp đình - "chúng mày" và xưng "ta" với Tể tướng.
=> Như vậy, ở Phéc-đi-năng có sự biến đổi về mặt tâm lý, lời nói, hành động rất rõ rệt: Ban đầu là van xin với trạng thái bình tĩnh, thái độ cầu khẩn chân thành, chất chứa hi vọng vào tình cha con; sau đó là một chuỗi những lời thách thức, đe dọa theo mức độ tăng dần (từ danh dự đến mạng sống của bản thân và cuối cùng là danh dự của kẻ bạo ngược) với hành động mạnh mẽ, cùng với trạng thái giận dữ, thất vọng, căm ghét vô cùng. Bởi vốn dĩ, là một người con, chàng đã cũng đã nhượng bộ cầu xin, song Phôn Van-te vì quá mù quáng mà đẩy con trai mình vào tình cảnh đầy ngang trái, mâu thuẫn, chấp nhận vứt bỏ cả tình cha con chỉ để đạt được mục đích của bản thân. Chính vì điều này, Phéc-đi-năng mới quyết định từ bỏ tình cha con ấy mà tiết lộ bí mật của Phôn Van-te với mọi người.
2. Xung đột kịch và ngôn ngữ của nhân vật
- Xung đột:
=> Có thể nói, chính xung đột này đã góp phần thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật chính, đồng thời cũng gợi lên xung đột giữa tầng lớp phong kiến quý tộc giả dối, tham tàn, bạo ngược với tầng lớp tư sản tiến bộ, cương trực, mạnh mẽ.
- Góp phần tạo nên sự kịch tính cho xung đột kịch, ngoài mâu thuẫn giữa các nhân vật trong đoạn trích, cần phải kể đến ngôn ngữ của nhân vật:
+ Ban đầu, Tể tướng và Phéc-đi-năng thể hiện sự giận dữ, căng thẳng, sôi sục qua những lời nói với nhân viên pháp đình:
- Tể tướng: Nhân danh Hoàng thân, hãy bắt chúng nó đi!; Các người còn muốn giữ bát cơm nữa không, đồ hèn nhát!,...
- Phéc-đi-năng: Thề độc có tử thần cùng các loài ma quỷ, lùi lại! Tao bảo: Lùi lại!
+ Song đối với cha mình, chàng vẫn có sự nhún nhường, van xin: Hãy thương tiếc lấy thân ông một chút, đừng dồn tôi đến chỗ cùng đường!; Cha ơi cha! Hành vi của cha thật là một lời cay độc chửi vào mặt Chúa...; Cha nghe đây!; Cha vẫn cương quyết không chuyển chăng?,... Khi van xin không có tác dụng, ngôn ngữ của chàng có sự giận dữ, cay đắng, thất vọng và căm ghét: Thà tôi đâm lưỡi gươm này qua xác vợ tôi, còn hơn nhìn nàng bị xỉ nhục!; Tôi đã dùng hết mọi thủ đoạn của con người, bây giờ tôi chỉ còn cách dùng đến những thủ đoạn của loài ma quỷ., Ta sẽ đi kể cho tất cả xứ này nghe một câu chuyện...
=> Như vậy, ngôn ngữ của nhân vật cũng được thể hiện với mức độ tăng dần về sắc thái biểu cảm, góp phần đẩy xung đột kịch đến cao trào với những lời lặp đi lặp lại cùng sự tăng lên của thái độ gay gắt, giận dữ, sục sôi của nhân vật.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Âm mưu và tình yêu là vở bi kịch nổi tiếng của Si-lơ. Qua tác phẩm này, tác giả không chỉ ca ngợi tình yêu trong sáng, mãnh liệt, quyết không chịu khuất phục trước âm mưu, cường quyền của Luy-dơ và Phéc-đi-năng; mà còn tố cáo sự tham tàn, bạo ngược, giả dối, thối nát của chế độ phong kiến lúc bấy giờ.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng xung đột kịch hấp dẫn, căng thẳng, kịch tính.
- Sử dụng ngôn ngữ kịch khéo léo, linh hoạt góp phần thúc đẩy cho xung đột kịch lên đến cao trào.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây