K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2019

Giải thích: Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta nguồn lợi thủy sản. Ngành đánh bắt thủy sản phát triển mạnh ở những vùng, khu vực có nguồn lợi thủy sản lớn, đặc biệt ở các ngư trường trọng điểm như Hoang Sa – Trường Sa –Ninh Thuận – Bình Thuận – Kiên Giang,…

Đáp án: D

20 tháng 12 2018

Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta là nguồn lợi thủy sản, ở đâu có nguồn lợi thủy sản lớn, nhiều bãi tôm, bãi cá thì ở đó ngành thủy sản phát triển mạnh => Chọn đáp án A

28 tháng 3 2018

Giải thích: Nước ta có vùng biển rộng lớn với nguồn lợi sinh vật hết sức đa dạng – phong phú về thành phần loài, có các ngư trường rộng lớn và dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Đáp án: C

22 tháng 2 2016

a) Thuận lợi :

- Bờ biển dài ( 3.260km), vùng đặc quyền kinh tế rộng.

- Vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú

- Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm

- Dọc bở biển có bãi triều,đầm phá, cánh rừng ngập mặn

- Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng.

b) Khó khăn

- Thiên tai, bão, gió mùa đông bắc

- Một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái,nguồn lợi thủy sản suy giảm

19 tháng 2 2017

Cho t hỏi với điều kiện tự nhiên gồm thuận lợi và khó khăn về đánh bắt thủy sản là gì vậy?

4 tháng 12 2017

a) Giống nhau

* Thuận lợi:

- Tất cả các tỉnh đu tiếp giáp biển, với vùng biển rộng lớn, nhiều bãi cá, bãi tôm ven biển với nhiều loại hải sản quý thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt.

- Có các cửa sông, đầm phá thuận lợi đổ nuôi trồng thủy sản.

* Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,...

b) Khác nhau

* Thuận lợi:

- Điều kiện tài nguyên cho khai thác:

+ Bắc Trung Bộ: biển nông, có điều kiện phát triển nghề cá trong lộng. Vùng biển có trữ lượng hải sản ít hơn, không có ngư trường lớn.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ: biển sâu, có diều kiện phát triển nghề cá trong lộng và khơi xa. Vùng biển giàu hải sản, có các ngư trương lớn ở cực Nam Trung Bộ và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trương Sa.

- Điều kiện tài nguyên cho nuôi trồng: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều vũng, vịnh kín nên có nhiều khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn hơn.

* Khó khăn:

- Bắc Trung Bộ: mùa Đông chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, nạn cát bay, cát chảy; mùa hè có gió phơn Tây Nam họat động gây thời tiết khô nóng.

- Duyên hải Nam Trung Bộ: ít chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, nhưng khô hạn khá sâu sắc nhất là mùa khô.

30 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

Hoạt động của gió mùa ở nước ta

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.



 

19 tháng 12 2016

coS trong sách

31 tháng 7 2018

a, Hoạt động động khai thác thủy sản

Điều kiện Thuận lợi Khó khăn
Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt

+ Bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng khoảng 1 triệu km2.

+ Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9- 4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, 70 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài.... Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản

+ Có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trưòng vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

+ Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thuỷ sản có giá trị kinh tế...

+ Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.

+ Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi.

+ Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản cũng bị đe doạ suy giảm.

Dân cư và nguồn lao động

+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản

 
Cơ sở vật chất kĩ thuật

+ Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

+ Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.

+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

+ Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

Đường lối chính sách

+ Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

 
Thị trường

+ Nhu cầu về các mặt hàng thùỷ sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài.

 

b, Nuôi trồng thủy sản

Điều kiện Thuận lợi Khó khăn
Điều kiện nuôi trồng

+ Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

+ Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Việc mở rộng diện tích nuôi trồng ở vùng dồng bằng còn hạn chế do cân nhắc đến việc bảo vệ môi trường.

- Dịch bệnh tôm.

- Một số vùng nuôi bị nhiễm bẩn.

 
Dân cư và nguồn lao động

+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống nuôi trồng thuỷ sản

 
Cơ sở vật chất kĩ thuật

+ Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

Đường lối chính sách

+ Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

 
Thị trường

+ Nhu cầu về các mặt hàng thùỷ sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài.

22 tháng 2 2016

- Những năm gần đây, ngành thủy sản đã có những bước phát triển đột phá.

   + Sản lượng thủy sản năm 2005 hơn 3,4 t riệu tấn. Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người khoản 42kg/năm.

   + Nuôi thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấ sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản..

- Khai thác thủy sản :

  + Sản lương khai thác thủy sản năm 2005 là 1.987, 9 nghìn tấn.

  + Tất cả các tỉnh giáp biển đều đầy mạnh đánh bắt hải sản,nhưng nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt cá là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau.

- Nuôi trồng thủy sản :

  + Nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng thủy sản, nhưng quan trọng hơn là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Kĩ thuật nuôi tôm từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh công nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất.

  + Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng

15 tháng 11 2020

- Những năm gần đây, ngành thủy sản đã có những bước phát triển đột phá.

+ Sản lượng thủy sản năm 2005 hơn 3,4 t riệu tấn. Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người khoản 42kg/năm.

+ Nuôi thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấ sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản..

- Khai thác thủy sản :

+ Sản lương khai thác thủy sản năm 2005 là 1.987, 9 nghìn tấn.

+ Tất cả các tỉnh giáp biển đều đầy mạnh đánh bắt hải sản,nhưng nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt cá là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau.

- Nuôi trồng thủy sản :

+ Nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng thủy sản, nhưng quan trọng hơn là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Kĩ thuật nuôi tôm từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh công nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất.

+ Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng

23 tháng 2 2016

a) Tình hình phát triển

 Từ biểu đồ cơ cấu giá trị  sản xuất (theo thực tế) của các ngành trong nông nghiệp năm 2000 và năm 2007, ta lập được bảng sau :

                    Năm     2000     2007
Giá trị sản xuất ( tỉ đồng, giá thực tế)26.620,189.378,0
Tỉ trọng trong nông nghiệp (%)16,326,4

Nhận xét : 

- Giá trị sản xuất ngành thủy sản  nước ta tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2007.

- Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp cũng tăng nhanh.

* Sản lượng và cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2000-2007

Nhận xét 

- Về sản lượng :

  + Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng nhanh.

Trong đó :

     # Sản lượng thủy sản đánh bắt tăng từ 413,6 nghìn tấn, tăng gấ 1,25 lần

     # Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 1.533,7 nghìn tấn, tăng 3,60 lần

  + Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn sản lượng thủy sản đánh bắt

- Về cơ cấu sản lượng

  + Trong cơ cấu sản lượng thủy sản, năm 2000 và năm 2005, tỉ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng; đến năm 2007, tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt.

  + Từ năm 2000 đến 2007, cơ cấu sản lượng thủy sản có sự thay đổi theo hướng : tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng ( 24,4%), tỉ trọng sản lượng thủy  sản đánh bắt giảm tương ứng.

- Sản lượng thủy sản bình quân đầu người đạt 49,3kg ( năm 2007)

b) Phân bố

- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng phát triển mạnh nhất là các tỉnh Duyên hải Nam trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Định và Cà Mau

- Thủy sản nuôi trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn là : An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long

- Ngoài ra các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh cũng có sản lượng thủy sản nuôi trồng đáng kể

26 tháng 7 2020

Cảm ơn nha