K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2017

Đáp án: C

Giải thích:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có đất feralit đỏ vàng, khí hậu phân hóa đa dạng (cận nhiệt, ôn đới núi cao) thích hợp với cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới, cây ăn quả và dược liêu, chăn nuôi trâu bò.

- Tây Nguyên có đất đỏ badan màu mỡ trên các cao nguyên xếp tầng, khí hậu nhiệt đới có sự phân mùa mưa – khô sâu sắc thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, chè, hồ tiêu, điều; chăn nuôi bò.

Như vậy, sự khác nhau về đất đai và khí hậu đã tạo nên sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa 2 vùng.

10 tháng 7 2017

Đáp án cần chọn là: C

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có đất feralit đỏ vàng, khí hậu phân hóa đa dạng (cận nhiệt, ôn đới núi cao)

=> Thích hợp với cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới, cây ăn quả và dược liêu, chăn nuôi trâu bò.

- Tây Nguyên có đất đỏ badan màu mỡ trên các cao nguyên xếp tầng, khí hậu nhiệt đới có sự phân mùa mưa – khô sâu săc

=> Thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, chè, hồ tiêu, điều ; chăn nuôi bò.

=> Sự khác nhau về đất đai và khí hậu đã tạo nên sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa 2 vùng.

29 tháng 12 2017

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

 

Chọn: C.

27 tháng 4 2017

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: C.

10 tháng 3 2019

Đáp án: A

Giải thích:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu phân hóa đa dạng (cận nhiệt, ôn đới núi cao) nên thích hợp với cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới, cây ăn quả và dược liêu, chăn nuôi trâu bò.

- Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới có sự phân mùa mưa – khô sâu sắc nên thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, chè, hồ tiêu, điều, chăn nuôi bò.

Như vậy, sự khác nhau về khí hậu đã tạo nên sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa 2 vùng.

28 tháng 2 2016

a) Điều kiện tự nhiên

- Địa hình : Đông Nam Bộ ít bị chia cắt, bằng phẳng hơn nên thuận lợi để tổ chức sản xuất với quy mô lớn

- Đất : Trung du và miền núi Bắc Bộ có một mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao, Đông Nam Bộ mang tính chất cận xích đạo. Những đặc điểm này có ảnh hưởng khác nhau đến việc phát triển cây công nghiệp

- Các nguyên nhân khác : nguồn nước, sinh vật,..

b) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư, lao động : trung du và miền núi Bắc Bộ thưa dân, hạn chế về lao động, trình độ phát triển thấp hơn Đông Nam Bộ

- Cơ sở vật chất  - kĩ thuật : Trung du và miền núi Bắc Bộ có cơ sở vật chất kĩ thuật kém hơn Đông Nam Bộ

- Thị trường : Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế hơn cả về thị trường trong vùng và bên ngoài

- Sự khác nhau về các điều kiện khác : đầu tư nước ngoài, chính sách,..

31 tháng 5 2016

Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

-  Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...

+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...

- Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.


 

31 tháng 5 2016

đã nha!ok

29 tháng 5 2018

Hướng dẫn: SGK/107, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: A

1 tháng 1 2017

a) So sánh sự khác nhau về họat động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc

- Nhìn chung, Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây Bắc.

- Tinh hình phát triển:

+ Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao gấp nhiều lần so vơi Tây Bắc (gấp 20,5 lần, năm 2002).

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (2,31 lần so với 2,17 lần trong giai đoạn 1995 - 2002).

- Cơ cấu ngành:

+ Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất,...

+ Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật.

- Mức độ tập trung công nghiệp của Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc.

+ Đông Bắc có trung tâm công nghiệp với quy mô trung bình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) như: Hạ Long và các trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ (dưới 9 nghìn tỉ đồng) như: Thái Nguyên, Cẩm Phả, Việt Trì.

+ Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Ở đây không có trung tâm công nghiệp, chỉ có các điểm công nghiệp như: Quỳnh Nhai (khai thác than), Sơn La (sản xuất vật liệu xây dựng), Điện Biên Phủ (chế biến nông sản), Hòa Bình (thuỷ điện),

b) Giải thích

- Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do:

+ Địa hình núi cao, hiểm trở, đi lại gặp nhiều khó khăn.

+ Tài nguyên khoáng sản ít hơn, trữ lượng nhỏ, khó khai thác.

+ Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp còn nhiều hạn chế, yếu kém.

- Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do:

+ Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; có nhiều tỉnh giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng (vùng kinh tế phát triển năng động, vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm thứ hai cả nước).

+ Địa hình thấp hơn nên việc đi lại, giao lưu dễ dàng hơn.

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, một số loại có trữ lượng khá lớn như: than, quặng sắt, thiếc,..

+ Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản dồi dào hơn.

+ Dân cư đông, nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật hơn.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp phát triển tốt hơn.

+ Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp; thị trường rộng lớn,...

30 tháng 1 2017

a) Đông Bắc

- Địa hình: núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước.

- Thế mạnh kinh tế:

+ Khai thác khoáng sản: than, chì, sắt, kẽm, thiếc, bôxíl, apatit, pirit, đá xây dựng,...

+ Phát triển nhiệt điện (Uông Bí, Na Dương,...).

+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba Bể,...

+ Kinh tế biển: nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, du lịch biển - đảo (vịnh Hạ Long,...), giao thông vận tải biển.

b) Tây Bắc

- Địa hình: núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước), địa hình hiểm trở, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc.

- Thế mạnh kinh tế:

+ Phát triển thuỷ điện (thuỷ điện Hòa Bình, thuỷ điện Sơn La trên sông Đà).

+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm.

+ Chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).