K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2020

Đánh dấu sự ra đời cho 1 nền văn hóa xuyên việt của dân tộc-văn hóa Thăng Long

6 tháng 12 2016

Việc lập Văn Miếu là một bước tiến của đạo Khổng. Quốc Tử Giám đánh dấu một bước phát triển của nền giáo dục nước ta. Tuy rằng giáo dục mới dừng lại ở tầng lớp trên trước hết, nhưng một số học sinh ưu tú trong dân gian cũng được tuyển vào học ở đó.

Ý nghĩa của việc lập Văn Miếu năm 1070 và lập Quốc Tử Giám năm 1076 không đóng khung trong địa hạt văn hóa. Trong nhân dân vừa giành được quyền tự chủ sau hơn 1000 năm đô hộ, đang dâng lên một sức sống phi thường. Ý thức giữ gìn và củng cố độc lập, khẳng định bản lĩnh, là tư tưởng chỉ đạo của mọi hoạt động tổ chức, quân sự, văn hóa, đều hướng tới phục vụ sự nghiệp tự cường của dân tộc. Năm 968, họ Đinh xưng đế; năm 1010 họ Lý định đô nơi “rồng” báo điểm lành. Năm 1076, trước binh hùng tướng mạnh Bắc Triều, Lý Thường Kiệt cho “thần” ngâm bài thơ lẫy lừng sông Như Nguyệt:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”

Việc lập Văn Miếu Quốc Tử Giám như vậy là nhằm đào tạo lớp quan liêu trị nước, nằm trong phương hướng vươn lên của thời đại.

6 tháng 12 2016

/hoi-dap/question/135833.html

2 tháng 12 2016

Giao dục

năm 1070 ,xây dựng văn miếu để thờ Khổng tử và là nơi dạy học cho con vua

năm 1075 . Mở khoa thi đầu tiên ở Thăng Long nhằm chọn người người tài

năm 1076 , Quốc Tử Giám được thành lập và là trường đại học đầu tiên của Đại Việt (Việt Nam).

Văn hóa

-Văn học chữu Hán phát triển

-Nho giáo gia nhập ,đạo phật phát triển ,vua Lý sùng bái đạo Phật

-Ca nhạc ,lễ hội ,đua thuyền ,đấu vật ,....phát triển

-kiến trúc và điêu khắc rất phát triển ,mang tính quy mô lớn và độc đáo .

Y nghĩa

+Để chọn người tài giúp ích cho đất nước

+Tôn vinh những người tài giỏi (bia tiến sĩ)

+Khuyến khích nhân dân đi học

+Khăng định vị trí độc tôn của Nho học trong đời sống chính trị của đất nước

 

 

 

22 tháng 12 2016

a/ Giáo dục

-Năm 1070 văn Miếu thờ Khổng Tử đc xây dựng

-Năm 1075 khoa thi đầu tiên đc mở

-Năm 1076 Quốc Tử Giám thành lập

b/ Văn hóa

-Đạo phật PT

-Chữ Hán bước đầu phát triển

-Ca nhạc lễ hội pt

-kiến trúc điêu khắc pt

→Nen van hoa mang dam tinh dan toc

Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc - văn hóa Thành Long

11 tháng 11 2016

- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long

- Năm 1076, mở Quốc tử giám

=> Đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt

- Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển

- Các vua Lý rất sùng đạo phật, khắp nơi đều dựng chúa, tô tượng, đúc chuông.

- Ca hát, nhảy múa, các trò chơi dân gian phát triển

- Kiến trúc, điêu khắc được phát triển dưới phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là Chua Một Cột, tượng phật A - di - đà, các hình rồng thời Lý.

11 tháng 11 2016

* Giáo dục và văn hoá
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
-Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long.

* Ý nghĩa :

+ Là đại học đầu tiến của nước ta

+ Chứng tỏ rằng nhà Lý rất quan tâm tới giáo dục

 

31 tháng 12 2021

Mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng Văn miếu là : chế độ phong kiến của đất nước chúng ta ngày xưa chiụ ảnh hưởng trực tiếp của phong kiếnTrung Quốc từ chính trị cũng như văn hóa .Mà văn hóa Trung Quốc thì tôn thờ Đức Khổng Tử Là Vạn Thế Sư Biểu vì vậy các vua chúng ta cũng xây Văn Miếu để thờ Đức Khổng Tử và các bậc hiền tài. Nơi ấy nhà vua còn dựng văn bia khắc tên các vị tiến sĩ để tôn vinh các bậc hiền tài vì Hiền Tài Là Nguyên Khí Của quốc Gia . Như thế xây dựng Văn miếu là để tôn vinh bậc hiền tài .

31 tháng 12 2021

Việc xây dựng Văn Miếu - Quốc tử giám có ý nghĩa:

- Là nơi dạy học của các con vua

- Cho các con em quý tộc, quan lại, người tài giỏi trong nước vào học tập

- Là trường Đại học đầu tiên của Quốc gia Đại Việt

- Để thờ Khổng Tử

⇒ Thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục

Chúc bạn học tốt!!

8 tháng 12 2021

Việc xây dựng Văn Miếu - Quốc tử giám có ý nghĩa :

- Là nơi dạy học của các con vua

- Cho các con em quý tộc , quan lại , người tài giỏi trong nước vào học tập

- Là trường Đại học đầu tiên của Quốc gia Đại Việt

⇒ Thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục .

8 tháng 12 2021

THAM KHẢO

undefined

1 tháng 12 2016

Câu 1

- Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị, một số quan lại, hoàng tử, công chúa được phong đất và một số dân thường có nhiều ruộng trở thành địa chủ.

- Thành phần chủ yếu trong xã hội là nông dân — lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, gắn bó với làng, xã ; họ phải làm các nghĩa vụ cho nhà nước và nộp tô cho địa chủ ; một số đi khai hoang lập nghiệp ờ nơi khác.

- Những người làm nghề thủ công sống rải rác ở các làng xã phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua.

- Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan.

Câu 2

* Giáo dục và văn hoá
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại

- Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ.

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...

- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.

- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...

- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long.

* Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.

1 tháng 12 2016

Câu 1 :

- Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị, một số quan lại, hoàng tử, công chúa được phong đất và một số dân thường có nhiều ruộng trở thành địa chủ.
- Thành phần chủ yếu trong xã hội là nông dân — lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, gắn bó với làng, xã ; họ phải làm các nghĩa vụ cho nhà nước và nộp tô cho địa chủ ; một số đi khai hoang lập nghiệp ờ nơi khác.
- Những người làm nghề thủ công sống rải rác ở các làng xã phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua.
- Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan.
Câu 2 :
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
+, Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
+, Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
+, Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
+, Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Văn hoá Thăng Long.

- Việc xây dựng Văn Miếu có ý nghĩa là : chế độ phong kiến của đất nước chúng ta ngày xưa chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong kiến Trung Quốc từ chính trị cũng như văn hóa.Mà văn hóa Trung Quốc thì tôn thờ Đức Khổng Tử Là Vạn Thế Sư Biểu vì vậy các vua chúng ta cũng xây Văn Miếu để thờ Đức Khổng Tử và các bậc hiền tài. Nơi ấy nhà vua còn dựng văn bia khắc tên các vị tiến sĩ để tôn vinh các bậc hiền tài vì Hiền Tài Là Nguyên Khí Của quốc Gia . Như thế xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám Là để tôn vinh bậc hiền tài .

13 tháng 12 2021

* Nhà Lý:

- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan.

- Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều coi trọng Phật giáo.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

* Thời Đinh - Tiền Lê:

- Giáo dục chưa phát triển.

- Nho học vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể.

- Phật giáo phát triển đáng kể, chùa chiền xây dựng nhiều nơi.

13 tháng 12 2021

* Nhà Lý:

- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan.

- Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều coi trọng Phật giáo.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

* Thời Đinh - Tiền Lê:

- Giáo dục chưa phát triển.

- Nho học vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể.

- Phật giáo phát triển đáng kể, chùa chiền xây dựng nhiều nơi.

15 tháng 3 2022

Hoàng thành Thăng Long

+ Thời gian : 1011-nay

+ Quá trình xây dựng:

   -2 năm

 Đặc điểm, cấu tạo, bố cục : Hoàng thành đắp bằng đất, phía ngoài có hào, mở 4 cửa: Tường Phù ở phía đông, Quảng Phúc ở phía tây, Đại Hưng ở phía nam, Diệu Đức ở phía bắc. Tuy còn những ý kiến khác nhau, nhưng căn cứ vào sử liệu và di tích còn lại, có thể xác định cửa Tường Phù mở ra phía Chợ Đông và khu phố buôn bán tấp nập của phường Giang Khẩu và đền Bạch Mã. Cửa Quảng Phúc mở ra phía chùa Một Cột và chợ Tây Nhai (chợ Ngọc Hà). Cửa Đại Hưng ở khoảng gần Cửa Nam hiện nay. Cửa Diệu Đức nhìn ra trước sông Tô Lịch, khoảng đường Phan Đình Phùng hiện nay. Những cung điện chính còn thấy trong sử sách như: điện Càn Nguyên là nơi thiết triều đặt trên núi Nùng tức núi Long Đỗ, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và điện Giảng Võ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung Nghinh Xuân, bên phải mở cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, chính Bắc dựng điện Cao Minh. Thềm các quan chầu vua gọi là Long Trì có hành lang chạy xung quanh. Đằng sau điện Càn Nguyên là điện Long An và điện Long Thụy làm nơi nhà vua nghỉ ngơi. Bên trái xây điện Nhật Quang, bên phải xây điện Nguyệt Minh, đằng sau là cung Thúy Hoa là nơi ở của các phi tần.

 + 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.

15 tháng 3 2022

hic.... tớ gõ chứ mà nó lại lỗi