Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bình đẳng giới là một vấn đề không quá mới lạ thế nhưng đã tồn tại và gây nên nhiều tranh cãi trên phạm vi toàn thế giới đã từ rất lâu. Quan niệm về bình đẳng giới đã thấm sâu vào tư tưởng của từng dân tộc và mỗi nơi lại có một tư tưởng khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay bình đẳng giới đã từng ngày thể hiện được vai trò của mình và thay đổi cách nhìn của toàn thế giới.
Bình đẳng giới là sự công bằng trong cách đối xử giữa nam và nữ, họ đều có vai trò ngang nhau; được tạo điều kiện và cơ hội học tập rèn luyện và phát triển năng lực như nhau; có quyền như nhau trong hưởng thụ những thành quả kinh tế, văn hóa, xã hội; có trách nhiệm và quyền lợi như nhau…Đó là một sự tiến bộ về nhận thức của xã hội. Sự tiến bộ ấy là hoàn toàn tích cực khi mà bình đẳng giới không chỉ đơn thuần là mang đến sự công bằng cho nữ giới mà còn thay đổi cả một hệ tư tưởng về quyền con người. Xưa kia khi bình đẳng giới vẫn còn là một điều hoàn toàn xa lạ, nữ giới luôn bị coi thường và bị coi là không bằng nam giới về mọi mặt. Những người phụ nữ thời xưa thường không được đi học, họ phải ở nhà làm việc nhà và thậm chí còn có những người bị đánh đập, hành hạ, mua bán rẻ mạt và mất hết quyền công dân. Mặc dù họ có giỏi đến cỡ nào cũng vẫn bị xem thường chứ không được trọng dụng. Trọng nam khinh nữ là câu nói thể hiện rõ nhất sự bất bình đẳng giới khi xưa. Từ đó tạo nên một hệ tư tưởng phong kiến rằng phụ nữ chỉ là những người quán xuyến những việc nhỏ, những việc không cần đến sức lực chứ không hề có tài và khả năng làm việc lớn. Thế nhưng hiện nay, bình đẳng giới đã xóa tan đi hủ tục đó. Thành quả và công sức của người phụ nữ được trọng dụng, thậm chí là hơn cả nam giới trong nhiều trường hợp. Có thể chúng ta đã biết nhưng thủ tướng tài ba, những vĩ nhân nổi tiếng thế giới là phụ nữ. Hay như chính trong những trang sử hào hùng của người Việt, có biết bao người phụ nữ từ Hai Bà Trưng đến Võ Thị Sáu, họ đều là nữ giới nhưng biết bao con người trên thế giới này phải nhìn lên ngưỡng mộ và khâm phục họ.
Bổ sung thêm:
Người phụ nữ dũng cảm tới mức mà chăm sóc, nuôi dạy và bảo vệ con cái mà ko có người đàn ông bên cạnh.
Trg muôn vàn điều tốt đẹp mà cuộc đời mag lại cho mỗi người có lẽ hòa bình chính là món quà vô giá nhất. Vậy hòa bình là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới mỗi con người? Hòa bình là trạng thái bình yên, không có bạo loạn hay xung đột quân sự. Chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trg điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, chia li như trong chiến tranh và thoải mái theo đuổi đam mê của riêng mik. Đó cx chính là lí do tại sao trên thế giới hiện nay luôn có những tổ chức, cá nhân đấu tranh không ngừng nghỉ vì một nền hòa bình bền vững cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Kailash Satyarthi – nhà vận động chống nạn bóc lột trẻ em ở Ấn Độ, MalalaYousafzai – cô bé 17 tuổi dám đối đầu với Taliban để giành lại bình yên cho vùng thung lũng Swat, Pakistan, Tổng thống Mẽico với nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc hòa giải dân tộc…Điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại có lẽ không thể nào phủ nhận được. vậy nhưng tại sao trên thế giới luôn có những cuộc xung đột vũ trang. Phải chăng vì muốn bành trướng thế lực, vì lợi ích cá nhân của một nhóm người. Dù là gì thì cuối cùng nỗi tang thương vẫn sẽ là những người dân vô tội. Vậy tại sao mỗi cá nhân không hòa mình trong một sức mạnh chung hướng đến hòa bình cho mỗi quốc gia dân tộc. Muốn vậy trước hết chúng cần sống yêu thương, xóa bỏ nghi kị cũng như chủ nghĩa cá nhân để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bởi đúng như RalphWaldoEmerson từng nói: “Hòa bình không thể đạt được qua bạo lực, nó chỉ có thể đạt được qua sự thôg hiểu”.
Tham khảo!
Lịch sử ta đã phải trải qua bao nhiêu đau thương, tan tác thì mới cho chúng ta được một cuộc sống hào bình như ngày hôm nay. Dường như những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua đó là chiến tranh và hòa bình. Chiến tranh - hòa bình, phải chăng giữa chúng có một sợi dây vô hình nào đó kết nối? Chiến tranh là sự xung đột quân sự trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau. Chiến tranh gây ra máu lửa, chồng chéo đau thương và là thứ đã cướp đi sự sống của bao con người. Chiến tranh là điều ai ai cũng không mong muốn xảy ra, nhưng nếu không có chiến tranh sẽ không thể có hòa bình. Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh , không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia. Hòa bình đối ngược với chiến tranh. Nó đem đén cho con người được sụ hạnh phúc, bình yên. Muốn hòa bình phải chấm dứt chiến tranh. Đúng là như vậy! Chỉ khi chiến tranh qua đi, hòa bình mới được lập lại. Ước mong về một thế giới hòa bình sẽ luôn là niềm khao khát cháy bỏng của mọi người dân chân chính trên thế giới vì họ hiểu: "Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác". Chúng ta hãy cùng nhau lan tỏa yêu thương để góp phần xua tan đi bóng tối của chiến tranh để nguồn sáng hòa bình sẽ rưc rỡ mãi trên thế gian
Bài làm Câu 1 Mình ko biết.Xin lỗi nha.
Câu 2.Câu “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”, bé Thu muốn nhờ ba nhưng không chịu nói tiếng “ba”. Việc sử dụng hàm ý của bé Thu không thành công vì tuy hiểu nhưng anh Sáu giả vờ ngồi im.
Câu 3. Qua câu chuyện chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng chúng ta thấy chiến tranh đã đi qua mấy chục năm nhưng với không ít người, dường như nỗi đau vẫn còn đó. Hình ảnh về cuộc chiến đấu với đạn bom, khói lửa giờ đây đã trở thành ký ức nhưng sự mất mát, giọt nước mắt đau thương vẫn lẩn khuất đâu đó trong tim những người ở lại.Biết bao gia đình, bao nhiêu ngôi nhà những con người đáng thương đã là nạn nhân của chiến tranh ,vợ phải xa chồng ,có những đứa trẻ vừa sinh ra đã phải xa bố tình cảm gia đình chia cách.Thật là sự mất mát đến nghẹn lời.
Bài 1:- Bài viết nêu ra phải có tính cấp thiết đối với đời sống xã hội và con người hiện nay nó cũng là vấn đề đã có ý nghĩa lâu dài chứ không phải chỉ là nhất thời, đó là nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn hiện hữu và mọi người cần đấu tranh cho một thế giới hòa bình.Trong những năm qua thế giới có những việc làm đáng kể để làm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Chẳng hạn :
- Các hiệp ước cấm thử, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã được nhiều nước kí kết, hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô (nay là nước Nga). Nhưng hoàn toàn không có nghĩa là nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã không còn hoặc lùi xa.
- Kho vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại và ngày càng được cải tiến.
- Chiến tranh và xung đột vẫn liên tục nổ ra nhiều nơi trên thế giới .Vì vậy thông điệp của G.Mác -két vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tiếp tục thức tỉnh và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Bài 2:- Luận điểm chính của bài là : Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là phải đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình.
- Luận điểm cơ bản trên đã được triển khai thành một hệ thống luận cứ toàn diện, xác thực : + Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời. + Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người nghèo, trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lương thực, thực phẩm. + Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa. + Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.Tham khảo:
Hòa bình là trạng thái an toàn của một vùng lãnh thổ, ở đó không có sự can thiệp tiêu cực của vũ lực, vũ khí để tranh chấp quyền lợi về mọi mặt, con người có thể sống vui vẻ, bình yên. Tuy nhiên, hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh. Hòa bình là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự tranh giành, đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình. Hòa bình là khát vọng của loài người đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Hòa bình đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Hòa bình là vấn đề toàn cầu, không chỉ là vấn đề của một quốc gia, càng không phải vấn đề cá nhân. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới. Thanh niên được là chủ nhân tương lai của đất nước, ngoài nhiệm vụ học tập, còn phải xây dựng lí tưởng sống lành mạnh, tốt đẹp, biết yêu chuộng hòa bình. Tránh xa, phản kháng lối sống bạo lực để hướng tới một xã hội tốt đẹp, văn minh.
Tham khảo:
Hoà bình có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, chia li như trong chiến tranh và thoải mái theo đuổi đam mê của riêng mình. Đó cũng chính là lí do tại sao trên thế giới hiện nay luôn có những tổ chức, cá nhân đấu tranh không ngừng nghỉ vì một nền hòa bình bền vững cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Kailash Satyarthi – nhà vận động chống nạn bóc lột trẻ em ở Ấn Độ, Malala Yousafzai – cô bé 17 tuổi dám đối đầu với Taliban để giành lại bình yên cho vùng thung lũng Swat, Pakistan, Tổng thống Mexico với nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc hòa giải dân tộc,…Điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại có lẽ không thể nào phủ nhận được. vậy nhưng tại sao trên thế giới luôn có những cuộc xung đột vũ trang. Phải chăng vì muốn bành trướng thế lực, vì lợi ích cá nhân của một nhóm người. Dù là gì thì cuối cùng nỗi tang thương vẫn sẽ là những người dân vô tội. Vậy tại sao mỗi cá nhân không hòa mình trong một sức mạnh chung hướng đến hòa bình cho mỗi quốc gia dân tộc. Muốn vậy trước hết chúng cần sống yêu thương, xóa bỏ nghi kị cũng như chủ nghĩa cá nhân để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bởi đúng như Ralph Waldo Emerson từng nói: “Hòa bình không thể đạt được qua bạo lực, nó chỉ có thể đạt được qua sự thông hiểu”.
ạn có biết rằng, chúng được được đến trường như ngày hôm nay đó là vì chúng ta đang được sống trong thời bình. Có thể nói, ai đã từng trải qua những năm tháng bom rơi đạn lạc mới hiểu hết được ý nghĩa của hai tiếng hòa bình. Nhưng chúng ta lại càng phải tìm hiểu về giá trị của hòa bình nhiều hơn để biết trân quý những gì mà chúng ta đang có.
Chúng ta từng được nghe, từng được học về những bài thơ, bài hát ca ngợi về hòa bình thế giới. Nhưng liệu đã mấy ai thực sự hiểu được giá trị của chúng hay chưa? Nếu từng xem những bộ phim về chiến tranh, về lịch sử hẳn bạn sẽ thấy sợ hãi cảnh bom rơi, tiếng súng nổ. Khi mà những đứa trẻ đang ngồi trong lớp học phút trước, phút sau đã vội vã chui vào hầm trú ẩn. Làm sao có những giờ phút được thảnh thơi bàn học như chúng ta thời bây giờ.
Hòa Bình mà chúng ta đang có là sự đánh đổi của biết bao nhiêu sinh mạng của ông cha. Biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là lý do vì sao khi học môn lịch sử, chúng ta được tìm hiểu về những con người đã hy sinh trong từng trận chiến. Hẳn bạn còn nhớ 10 cô gái của ngã ba Đồng Lộc đã ngã xuống khi chỉ vừa mười tám, đôi mươi. Sự hy sinh cao cả của 10 cô gái này đã được lưu lại trong sử sách, trong những áng thơ văn.
Có thể nói, chiến tranh đã lấy đi của chúng ta quá nhiều thứ. Đó là tình yêu, là tuổi trẻ, là máu và nước mắt. Nhưng cũng chính trong chiến tranh, con người ta mới càng khát khao hơn được sống trong cảnh hòa bình.
Hãy nhớ đến cảnh đói khổ của người dân Việt Nam năm 1945. Đó chính là những hệ lụy mà chiến tranh gây ra cho con người. Đói và khát, người dân nhiều ngày nhịn đói. Họ gầy đến rộc người, chỉ còn da bọc xương. Cuối cùng rồi họ cũng chết. Cái chết mòn trong sự khổ đau. Hôm nay, nhờ có hòa bình mà chúng ta mới có được cơm ăn, mới có được áo mặc, mới có được một cuộc sống xung túc và đủ đầy.
Việt Nam không phải là đất nước duy nhất trên thế giới từng rơi vào cảnh tang tóc do chiến tranh gây ra. Ngay cả những nước lớn như Nhật Bản, Mỹ, Đức,… cũng đều cùng chung số phận. Đơn cử như 2 quả bom nguyên tử của nước Mỹ đã biến 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki rơi vào cảnh tượng tan hoang và chết chóc.
Cho đến tận thời điểm hiện tại, chiến tranh vẫn là một nỗi ám ảnh đối với mỗi người. Tàn dư của những cuộc chiến tranh thế giới để lại là không hề nhỏ. Thế hệ những người trẻ Việt Nam ngày nay vẫn là những người trực tiếp phải gánh chịu. Chẳng hạn có những em nhỏ từ khi sinh ra đã không được lành lặn do chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Bản thân những người gây ra chiến tranh hẳn đã phải trả giá cho những tôi ác của họ. Nhưng còn những người dân lương thiện, những người mong có một cuộc sống hòa bình, họ có lỗi lầm gì mà phải gánh chịu những thiệt thòi như vậy? Câu hỏi này xin được dành cho tất cả mọi người.
Nếu như chiến tranh chỉ reo rắc cho con người những nỗi khổ đau thì hòa bình mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. Nhưng, hòa bình của một quốc gia, của một dân tộc có tồn tại được lâu bền hay không còn phụ thuộc vào nền hòa bình của toàn thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, vậy tại sao không biết yêu thương, đùm bọc nhau để cùng tiến bộ và phát triển. Chiến tranh sẽ chỉ làm cho tất cả mọi người phải đau khổ mà thôi.
Cũng như bạn, tôi khao khát được sống trong một thế giới hòa bình. Ở đó, mỗi ngày tôi được đến trường, được gặp gỡ thầy cô và bè bạn. Tôi được học tập và có cho mình thêm nhiều kiến thức thú vị để làm hành trang bước vào đời. Ở đó, mỗi ngày tôi được ăn những bữa cơm đầm ấm bên gia đình thân yêu của mình.
Tôi được kể cho ba mẹ nghe những câu chuyện thường ngày ở trường. Ở đó, tôi có được những giấc ngủ ngon. Tôi có hoài bão, có mơ ước và tôi có thời gian để có thể theo đuổi ước mơ của mình. Bạn cũng như tôi, hẳn bạn cũng có những ước mơ. Chúng ta cần hòa bình để có thể thực hiện ước mơ của mình. Hay đơn giản nhất, chúng ta hãy cùng ước mơ về một hòa bình cho toàn nhân loại. Vì chỉ có hòa bình, chúng ta mới có một cuộc sống bình yên.