K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản trí thức.

 

8 tháng 5 2021

* Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế:

- Nông nghiệp: xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn.

- Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp: công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.

- Giao thông vận tải: hình thành các tuyến đường sắt, đường bộ, cầu cảng lớn.

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.

* Những chuyển biến xã hội:

- Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

- Cơ cấu xã hội:

+ Các giai cấp cũ: địa chủ phong kiến, nông dân bị phân hoá.

+ Xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt

21 tháng 2 2018

Đáp án là D

3 tháng 4 2018

Đáp án: B

Giải thích: Mục…2….Trang…139...SGK Lịch sử 11 cơ bản

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc. Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. (Nguồn Lịch sử 11, trang 155)

Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX?

A. Công nhân, nông dân

B. Trí thức, Tiểu tư sản thành thị

C. Trí thức Nho học

D. Tư sản dân tộc

1
12 tháng 4 2019

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Trong đó, bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa (hay nói cách khác là trí thức Nho học) đã đóng vai trò khá quan trọng trong tiếp thu luồng tư tưởng mới, để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu sắc dân chủ tư sản.

Có thể kể đến những cái tên tiêu biểu trong giới trí thức Nho học, tiếp thu luồng tư tưởng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh - tiêu biểu cho phong trào dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: C

26 tháng 10 2023

Sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã để lại nhiều bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và đổi mới chủ nghĩa xã hội. Bài học đầu tiên là về tính bền vững của mô hình kinh tế và chính trị. Các chế độ này thường phụ thuộc quá mức vào một nguồn tài nguyên hoặc một phạm vi hẹp của kinh tế, khiến cho họ dễ dàng bị tác động bởi biến đổi kinh tế hoặc tài chính. Việt Nam cần học hỏi cách đa dạng hóa kinh tế, tạo nền tảng cho sự bền vững và đảm bảo tính độc lập của nền kinh tế.

Bài học thứ hai liên quan đến cải cách và mở cửa kinh tế. Các chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thường thiếu sự linh hoạt trong việc cải cách và mở cửa thị trường, dẫn đến sự trì trệ trong phát triển kinh tế. Việt Nam cần thúc đẩy cải cách kinh tế một cách liên tục và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong quá trình mở cửa thị trường.

Bài học thứ ba là về sự tham gia của người dân và sự dân chủ. Sự sụp đổ ở Đông Âu thường kết quả từ sự không đủ dân chủ và tham gia của người dân trong quyết định chính trị. Việt Nam cần tạo điều kiện cho sự tham gia của người dân trong việc xây dựng chính trị và đảm bảo rằng các quyết định chính trị được đại diện và công bằng.

Cuối cùng, bài học về quản lý tài nguyên và môi trường cũng rất quan trọng. Khủng hoảng tài nguyên và môi trường có thể đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Việt Nam cần học cách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường một cách bền vững để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.

-> Sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu cung cấp cho Việt Nam những bài học quý báu về tính bền vững, cải cách kinh tế, tham gia của người dân và quản lý tài nguyên. Việt Nam cần áp dụng những bài học này để xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội mạnh mẽ và bền vững cho tương lai.

14 tháng 3 2016

Sự chuyển biến và thái độ cách mạng của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

* Giai cấp cũ trong xã hội bị phân hóa

- Địa chủ: Vua, quan, phong kiến, người có nhiều ruộng đất. Họ là những tầng lớp trên của xã hội, có nhiều của cải và sống sung sướng. Dưới tác động công cuộc khai thác, họ cũng bị phân hóa thành nhiều bộ phận với thái độ cách mạng khác nhau.

+ Đại bộ phận địa chủ lớn đã cấu kết với thực dân Pháp, ra sức bóc lột, đàn áp nhân dân ta, là tay sai của thực dân Pháp.

+ Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần dân tộc, yêu nước.

- Nông dân: chiếm 3/4 dân số trong xã hội

+ Là những người bị đế quốc và phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị phá sản. Nông dân ngày càng bị bần cùng hóa nghiêm trọng. Cuộc sống của họ ngày càng cơ cực bị áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến. Mất đất nông dân phải bán sức lao động cho chủ đồn điền, nhà máy, hầm mỏ và họ là nguồn gốc của giai cấp công nhân sau này.

+ Họ căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến nên có ý thức dân tộc sâu sắc. Họ sẵn sàng hưởng ứng và tham gia phong trào đấu tranh cách mạng nếu có giai cấp nào mang lai cuộc sống ấm no cho họ.

* Giai cấp, tầng lớp tư sản mới được hình thành.

- Tư sản dân tộc:

+ Là những chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn lớn, nhà thầu khoán... Họ có tài sản trong tay, cuộc sống của họ khá giả.

+ Tuy có của cải nhưng họ luôn bị tư sản mại bản và chính quyền thực dân chèn ép. Vì thế lực yếu lại lệ thuộc vào thực dân Pháp nên họ chưa tỏ thái độ tham gia cách mạng.

- Tiểu tư sản trí thức:

+ Là chủ xưởng nhỏ, viên chức nghèo, giáo viên, học sinh, sinh viên... có cuộc sống dễ chịu hơn nông dân nhưng rất bấp bênh.

+ Có ý thức dân tộc, sẵn sàng góp sức mình, tham gia cách mạng.

- Công nhân:

+ Đa số xuất thân từ nông dân, cuộc sống rất khổ vì bị ba tầng áp bức bóc lột; đế quốc, phong kiến và tư bản, là giai cấp tiên tiến nhất (đại diện cho phương thức sản xuất mới).

+ Do hoàn cảnh xuất thân và chịu áp bức, bóc lột nặng nề, họ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Họ được lịch sử giao cho sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

 

bạn có thể gửi phần trả lời qua fb cho mình đc k kia mình thi rồi cám ơn bạn

5 tháng 8 2023

- Luôn nhạy bén với biến đổi của tình hình nhưng không thay đổi nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.

- Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật để tránh tụt hậu.

- Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch.

- Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước.