Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn
* Chính trị:
Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, quyết định xây dựng chế dộ quân chủ chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu và quyết định mọi việc hệ trọng của đất nước.
- Trung ương:
+ Thời Gia Long: xây dựng theo mô hình thời Lê sơ
+ Thời Minh Mạng: tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn, thêm một số cơ quan: Đô sát viện, Cơ mật viện, Nội các…
- Địa phương:
+ Gia Long: Chia cả nước làm 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực dinh. Tuy nhiên, triều đình chỉ cai quản từ Thanh Hòa đến Bình Thuận. Còn Bắc thành (11 trấn Dafdngf Ngoài) và Gia Định thành (5 trấn ở vùng Gia Định – Nam Bộ ngày nay) do Tống trấn đứng đầu quyết định, báo lại trung ương những việc quan trọng.
+ Minh Mạng: bãi bỏ Bắc Thành, Gia Định thành và các Trực dinh, chia cả nước làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên, mỗi tỉnh đều có Tổng đốc và Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã, thôn.
- Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng Đế, triều Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ
* Luật pháp
Năm 1815, Gia Long ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), gồm 398 điều, 7 chương. Nội dung: chủ yếu đề cao uy quyền của Hoàng đế và đề ra những hình phạt để trừng trị ai phạm tội.
* Quân đội
Xây dựng một đội quân thường trực mạnh với trên 20 vạn quân, chia làm 4 binh chủng (bộ binh, thủy binh và tượng binh)
* Chính sách ngoại giao
- Đối với Trung Quốc: thần phục tuyệt đối
- Đối với Lào, Cao Miên: bắt họ thần phục, có lúc thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.
- Đối với Phương Tây: đóng cửa, không đặt quan hệ, thi hành chính sách đàn áp Thiên chúa giáo.
b. Đánh giá
- Đấy là cuộc cải cách được đánh giá cao
- Cuộc cải cách đã thống nhất đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện sau này.
*Vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vì:
- Năm 110, vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).
Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực đất trời, có thể rồng cuộn hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng và bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”.
*Ý nghĩa của việc dời đô:
- Thể hiện sự sáng suốt của vị vua đầu tiên của thời Lý.
- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước.
- Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.
*Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần:
Nhà Lý (1009-1225); nhà Trần (1226-1400) ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị;
- Chính quyền trung ương: được tổ chức hoàn chỉnh.
+ Vua đứng đầu đất nước, nắm quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, nghi lễ, đối ngoại.
+ Giúp vua trị nước có Tể tướng (Thái úy hay Tướng quốc), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, việc, đài.
+ Ngoài ra, còn có các chức quan trong coi sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.
- Chính quyền địa phương:
+ Đất nước được chia thành nhiều lộ, thời Trần, Hồ có các chức An Phủ sứ cai quản.
+ Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã, đứng đầu xã gọi là quan xã.
-Thành Thăng Long được chia thành hai khu vực: Kinh thành của vua, quan và phố phướng của nhân dân, có chức Lưu thủ (thời Lý) hay Đại Doãn (thời Trần) trông coi.
Sử dụng các cụm từ cho sẵn dưới đây để hoàn chỉnh những thông tin nói về bộ máy nhà nước thời Lý – Trần “Từ thời Lý, chín quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Đứng đầu đất nước ta là …….(1)…..nắm mọi quyền hành về chính trị, luật pháp và quân sự. Giúp việc cho vua là …….(2)…….. và …….(3)……Bên dưới là các cơ quan trung ương như sành, viện, đại. Ngoài ra, còn có các chức quan chuyên trông nom sản xuất nông nghiệp và hệ thống đê điều. Đất nước được chia thành các…..(4)….., do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần – Hồ) cai quản. Dưới lộ, trấn là các ……(5)……. Và đều có quan lại triều đình trông coi. Đơn vị hành chính cấp cơ sở gọi là xã, do các ……(6)….. đứng đầu”.
A. 1) vua, 2) tể tướng, 3) các đại thần, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) xã quan
B. 1) vua, 2) các đại thần, 3) tể tướng, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) xã quan
C. 1) vua, 2) tể tướng, 3) các đại thần, 4) phủ, huyện, châu, 5) lộ, trấn, 6) xã quan
D. 1) vua, 2) tể tướng, 3) xã quan, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) các đại thần
# Chúc bạn học tốt!
C13: Nhận xét nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của bộ máy nhà nước Văn Lang-Âu Lạc ?
A. Xây dựng bộ máy chuyên chế ở trình độ cao.
B. Bộ máy nhà nước đảm bảo tính dân chủ.
C. Bộ máy nhà nước sơ khai chưa thể hiện chủ quyền.
D. Tổ chức đơn giản, sơ khai nhưng thể hiện được chủ quyền
Sự hoàn thiện của tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta trong các thế kỉ X-XV:
*Thời Ngô, Đinh – Tiền Lê: Thời kì bước đầu xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai
- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, thành lập chính quyền mới. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Một nhà nước quân chủ sơ khai ra đời, bao gồm ba ban: võ ban, văn ban và tăng ban.
- Nhà Tiền Lê củng cố hơn nữa bộ máy nhà nước trung ương, chia nước làm 10 đạo.
- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế được xây dựng nhưng vẫn còn sơ khai.
*Thời Lý, Trần, Hồ: Thời kì từng bước hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến độc lập.
- Các triều đại kế tiếp: Lý, Trần, Hồ ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị.
- Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt.
- Chính quyền trung ương từng bước hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất. Giúp vua trị nước có Tể tướng, các đại thần, các chức hành khiển. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.
- Đất nước được chia thành nhiều lộ do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần, Hồ) cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương.
- Ban đầu quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. Về sau, thi cử là nguồn tuyển chọn chính.
- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế từng bước được hoàn chỉnh; tuy nhiên, mức độ chuyên chế chưa cao.
*Thời Lê sơ: Thời kì nhà nước quân chủ Đại Việt đạt đến đỉnh cao
- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên nước là Đại VIệt. Nhà nước mới được xây dựng theo mô hình thời Trần, Hồ.
- Vào những năm 60, đất nước đã ổn định. Vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính.
- Ở trung ương, các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước.
- Ở địa phương: chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti phụ trách các lĩnh vực, dân sự và kiện tụng. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở.
- Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử.
- Cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã khiến quyền lực của chính quyền trung ương được tăng cường. Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao.
Đáp án A