K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

9 tháng 1

 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

9 tháng 1

Nhân dịp Ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9, trân trọng giới thiệu bài viết "Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945" của TS.Vũ Ngọc Am đăng trên báo điện tử Đảng Cộng sản:

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản ”Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử do chính Người chuẩn bị, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Thời gian đã qua đi hơn 2/3 thế kỷ, nhiều chi tiết nội dung trong Tuyên ngôn đã được nghiên cứu, làm sáng tỏ trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta càng thấy rõ những tư tưởng vĩ đại, tầm nhìn chiến lược của Người thể hiện trong Tuyên ngôn.

Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hơn thế nữa, Tuyên ngôn độc lập còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại, là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới.

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử, một văn bản pháp lý quan trọng bậc nhất của nước ta. Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, một cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới, mở ra thời kỳ mới của dân tộc ta trên con đường phát triển.

Nội dung của Tuyên ngôn Độc lập đã được các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu, làm rõ, nhưng hiện vẫn còn những luận điệu xuyên tạc, đặt câu hỏi với dụng ý xấu: Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập bằng những câu trích dẫn từ hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và Pháp?

Điều này cần phải hiểu và lý giải rõ.

Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới như UNESCO đã tôn vinh, Người nhắc đến hai văn kiện lịch sử ấy với lòng trân trọng đặc biệt của một trí tuệ lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại mà Cách mạng giành độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và Cách mạng tư sản Pháp 1789 đã giành được. Đây là những thành quả văn hoá của nhân loại, là dấu mốc lớn của lịch sử loài người, trong đó đã khẳng đinh những quyền cơ bản của con người. Đó là "quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” … “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”… Đây là những tư tưởng rất tiến bộ đã được khẳng định trong hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp. Dẫn dắt từ sự kiện này để Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến kết luận nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế đối với cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam.

Hai là, trên nền tảng và tiền đề đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng, chính cuộc cách mạng mà dân tộc Việt Nam đã giành được vào Tháng Tám năm 1945 là bước đi tiếp trong sự phát triển của nhân loại, đồng thời cũng là cột mốc cho sự phát triển của lịch sử giải phóng con người thuộc các dân tộc bị áp bức, bóc lột. Đó là mẫu hình đầu tiên và cũng là ngọn cờ đầu của cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa nhỏ yếu thoát khỏi ách đô hộ, thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới mà cách mạng Việt Nam do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã gương cao.

Ba là, đi sâu nghiên cứu hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp, chúng ta thấy cả hai bản Tuyên ngôn đã đề cao và khẳng định quyền con người: “Mọi người đều sinh ra bình đẳng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Chính sự suy rộng ra đã thể hiện một tư tưởng lớn, một luận điểm quan trọng thể hiện sự vượt trội của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được trình bày trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam. Đây là một nội dung rất căn bản, có ý nghĩa không chỉ đối với dân tộc ta mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với thời đại. Từ đó tới nay, các nước trên thế giới đã và đang liên tục đấu tranh để giành độc lập, giành quyền dân tộc cơ bản của mình.

Như vậy, có thể thấy, với vốn tiếng Anh cùng với thiên tài trí tuệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dịch và trích dẫn Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp nhưng có sự điều chỉnh và phát triển để thể hiện quan điểm riêng của mình về quyền con người và trên thực tế, tinh thần ấy đã được thể hiện và khẳng định trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam từ trước đến nay.

Đó chính là sự đóng góp về lý luận và thực tiễn về quyền con người, đem lại những tiến bộ và phù hợp với sự phát triển của nhân loại.

Hơn 70 năm đã trôi qua, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện lời thề thiêng liêng trong ngày Lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Với tinh thần đó mà cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong suốt hơn 70 năm qua. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức.

Để tận dụng, phát huy tốt nhất thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần đoàn kết một lòng với quyết tâm cao, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nâng cao đời sống của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập ,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

9 tháng 1

Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 . 

- Khẳng định quyền Độc lập Dân tộc . 

- Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa .

9 tháng 1

Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 . 

- Khẳng định quyền Độc lập Dân tộc . 

- Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa .

- Kết thúc 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta . 

- Khẳng định tinh thần kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống xâm lược , bảo vệ độc lập cho dân tộc ta .

17 tháng 12 2023

1.công nhân, chủ xưởng,nhà buôn,viên chức,trí thức

2.cách mạng tháng Tám đãlật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỉ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm đã đưa lại chính quyền cho nhân dân...

Đó là một cuộc thay đổi cực kì lớn trong lịch sử nước ta.

3.Đông Dương Cộng sản Đảng,An Nam Cộng sản Đẳng,Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn

30 tháng 12 2021

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn. tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước: kỉ nguyên của Độc lập, Tự do và Chủ nghĩa xã hội. Tuyên ngôn Độc lập là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép --> lời lẽ hùng hồn và đầy sức thuyết phục

có ý nghĩa là giải phóng hoàn toàn miền nam

ạ 

thank bn nha mk đang thi thử

13 tháng 5 2019

Chọn D

21 tháng 1 2018

Đáp án

Sau 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, gian khổ, bộ đội ta đã đánh sập “pháo đài khổng lồ” của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, ghi trang vàng chói lọi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

TRANG CHỦ/BÌNH LUẬN

Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không

Hồng Vân -  

22 Tháng Mười Hai 2017 | 17:51:12

   

(VOV5) - Chiến thắng có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao, là bước ngoặt quan trọng về chiến lược đối với cách mạng Việt Nam, góp phần hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Cách đây 45 năm, tháng 12/1972, quân và dân miền Bắc đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. 

 Tháng 12 năm 1972, Mỹ đã mở cuộc tập kích chiến lược bằng đường không vào miền Bắc nhằm đánh phá, hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hòng đưa miền Bắc XHCN quay về thời kỳ “đồ đá”, gây sức ép buộc Việt Nam phải chấp nhận ký Hiệp định Paris theo các điều khoản có lợi cho Mỹ.

Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không - ảnh 1

Trong 12 ngày đêm từ 18 - 30/12/1972, quân và dân Việt Nam đã bắn rơi 81 máy bay các loại của quân đội Mỹ, trong đó có 34 máy bay B52. Riêng quân và dân Thủ đô bắn rơi 23 chiếc, làm nên chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Ý nghĩa quốc gia

Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” thể hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, của chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân tộc, với ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đó là chiến thắng của đường lối chiến tranh nhân dân và nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng trong thế trận Phòng không nhân dân. Tư lệnh quân chủng phòng không không quân, Trung tướng Lê Huy Vịnh khẳng định: "Với ý chí sắt đá, quân và dân Việt Nam mà nòng cốt là lực lượng phòng không không quân, đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, siêu pháo đài bay B52 thất trận và không quân Mỹ phải chịu thiệt hại nặng nề nhất".

Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến thắng này có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao. Đại tá, tiến sỹ Nguyễn Văn Lượng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam, nhìn nhận: "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không tháng 12/1972 còn là đòn quyết định đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, mở ra thời cơ chiến lược lớn để tiến hành cuộc tổng tiến công chiến lược nổi dậy mùa xuân 1975. Chiến thắng này là một trong những chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20, viết tiếp trang sử vàng chống giặc ngoại xâm của dân tộc".

Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không - ảnh 2Động cơ máy bay B52.D Mỹ sử dụng ném bom thủ đô Hà Nội bị Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 bắn rơi tại khhu vực hồ Hữu Tiệp, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội, 27/12/1972 

Với quân đội, Chiến thắng “à Nội - Điện Biên Phủ trên không” đánh dấu bước phát triển vượt bậc của lực lượng phòng không 3 thứ quân, nhất là của Bộ đội phòng không – không quân cùng sự đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nghệ thuật tác chiến phòng không, nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp của nền khoa học, nghệ thuật quân sự Việt Nam. Tư lệnh quân chủng phòng không không quân, Trung tướng Lê Huy Vịnh cho rằng: "Nếu đem vũ khí chọi vũ khí, kinh tế chọi kinh tế thì rõ ràng đây là sự chênh lệch không thể tưởng tượng nổi. Nhưng chiến thắng thuộc về Việt nam. Vì sao?.Vì bài học chủ động, sáng tạo, quyết chiến, quyết thắng của lực lượng phòng không không quân luôn có giá trị lịch sử thực tiễn sâu sắc. Đó là sự chủ động chuẩn bị về chiến dịch, chiến thuật. Thấm nhuần lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm thế chủ động, phải chuẩn bị trước. Có như vậy mới tránh được tổn thất".

Ý nghĩa quốc tế

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như trong cuộc đọ sức 12 ngày đêm cuối năm 1972 với không quân Mỹ, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự đoàn kết, giúp đỡ về vật chất, tinh thần của bạn bè quốc tế về vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại. Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, phụ trách trực phòng không tại hầm chỉ huy tác chiến trong 12 ngày đêm, cho biết: "Trong công tác chuẩn bị, chuyên gia Liên Xô giúp quân đội Việt Nam cải tiến bộ tên lửa đợt 3 nhằm chống nhiễu để có thể đánh được B52. Hai là hiệu chỉnh tất cả máy đo của bộ khí tài và của tên lửa. Chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam để chỉnh lại khí tài suốt mấy tháng trời. Nếu không có sự hiệu chỉnh này thì bắn B52 sẽ không trúng".

Vì vậy, đối với quốc tế, chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” có ý nghĩa quan trọng với phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH; đem lại lòng tin cho những người đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Việt Nam đang trong dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Ý nghĩa lịch sử của sự kiện này là bài học kinh nghiệm quý giá cho công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc ngày nay

26 tháng 3 2017

Đáp án

Là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

TRANG CHỦ/BÌNH LUẬN

Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không

Hồng Vân -  

22 Tháng Mười Hai 2017 | 17:51:12

   

(VOV5) - Chiến thắng có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao, là bước ngoặt quan trọng về chiến lược đối với cách mạng Việt Nam, góp phần hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Cách đây 45 năm, tháng 12/1972, quân và dân miền Bắc đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. 

 Tháng 12 năm 1972, Mỹ đã mở cuộc tập kích chiến lược bằng đường không vào miền Bắc nhằm đánh phá, hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hòng đưa miền Bắc XHCN quay về thời kỳ “đồ đá”, gây sức ép buộc Việt Nam phải chấp nhận ký Hiệp định Paris theo các điều khoản có lợi cho Mỹ.

Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không - ảnh 1

Trong 12 ngày đêm từ 18 - 30/12/1972, quân và dân Việt Nam đã bắn rơi 81 máy bay các loại của quân đội Mỹ, trong đó có 34 máy bay B52. Riêng quân và dân Thủ đô bắn rơi 23 chiếc, làm nên chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Ý nghĩa quốc gia

Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” thể hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, của chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân tộc, với ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đó là chiến thắng của đường lối chiến tranh nhân dân và nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng trong thế trận Phòng không nhân dân. Tư lệnh quân chủng phòng không không quân, Trung tướng Lê Huy Vịnh khẳng định: "Với ý chí sắt đá, quân và dân Việt Nam mà nòng cốt là lực lượng phòng không không quân, đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, siêu pháo đài bay B52 thất trận và không quân Mỹ phải chịu thiệt hại nặng nề nhất".

Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến thắng này có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao. Đại tá, tiến sỹ Nguyễn Văn Lượng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam, nhìn nhận: "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không tháng 12/1972 còn là đòn quyết định đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, mở ra thời cơ chiến lược lớn để tiến hành cuộc tổng tiến công chiến lược nổi dậy mùa xuân 1975. Chiến thắng này là một trong những chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20, viết tiếp trang sử vàng chống giặc ngoại xâm của dân tộc".

Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không - ảnh 2Động cơ máy bay B52.D Mỹ sử dụng ném bom thủ đô Hà Nội bị Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 bắn rơi tại khhu vực hồ Hữu Tiệp, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội, 27/12/1972 

Với quân đội, Chiến thắng “à Nội - Điện Biên Phủ trên không” đánh dấu bước phát triển vượt bậc của lực lượng phòng không 3 thứ quân, nhất là của Bộ đội phòng không – không quân cùng sự đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nghệ thuật tác chiến phòng không, nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp của nền khoa học, nghệ thuật quân sự Việt Nam. Tư lệnh quân chủng phòng không không quân, Trung tướng Lê Huy Vịnh cho rằng: "Nếu đem vũ khí chọi vũ khí, kinh tế chọi kinh tế thì rõ ràng đây là sự chênh lệch không thể tưởng tượng nổi. Nhưng chiến thắng thuộc về Việt nam. Vì sao?.Vì bài học chủ động, sáng tạo, quyết chiến, quyết thắng của lực lượng phòng không không quân luôn có giá trị lịch sử thực tiễn sâu sắc. Đó là sự chủ động chuẩn bị về chiến dịch, chiến thuật. Thấm nhuần lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm thế chủ động, phải chuẩn bị trước. Có như vậy mới tránh được tổn thất".

Ý nghĩa quốc tế

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như trong cuộc đọ sức 12 ngày đêm cuối năm 1972 với không quân Mỹ, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự đoàn kết, giúp đỡ về vật chất, tinh thần của bạn bè quốc tế về vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại. Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, phụ trách trực phòng không tại hầm chỉ huy tác chiến trong 12 ngày đêm, cho biết: "Trong công tác chuẩn bị, chuyên gia Liên Xô giúp quân đội Việt Nam cải tiến bộ tên lửa đợt 3 nhằm chống nhiễu để có thể đánh được B52. Hai là hiệu chỉnh tất cả máy đo của bộ khí tài và của tên lửa. Chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam để chỉnh lại khí tài suốt mấy tháng trời. Nếu không có sự hiệu chỉnh này thì bắn B52 sẽ không trúng".

Vì vậy, đối với quốc tế, chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” có ý nghĩa quan trọng với phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH; đem lại lòng tin cho những người đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Việt Nam đang trong dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Ý nghĩa lịch sử của sự kiện này là bài học kinh nghiệm quý giá cho công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc ngày nay