">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2016

- Cái bọc trăm trứng cùng cha Long Quân mẹ Âu Cơ nhắc nhở cội nguồn dân tộc
- Cái bọc nở ra trăm người con với đặc điểm khác nhau thể hiện sự phong phú trong cộng đồng dân tộc
- Cái bọc trăm trứng cái bọc của tình đoàn kết các dân tộc anh em trong lãnh thổ Việt Nam
- Cái bọc của tinh thần mở mang bờ cõi, lên non xuống biển tinh thần ko ngại khó khăn
- Cái bọc trong tim mỗi con người Việt, cái bọc của niềm tự hào con rồng cháu tiên

13 tháng 12 2016

Bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ và Lạc long Quân nhắc nhở cho chúng ta về cội nguồn dân tộc , dân tộc Việt Nam đều là anh em ,đồng bào ,cùng cha mẹ và phải có sự đoàn kết .

1 tháng 11 2020

ám chỉ nhân dân ta khi ko có giặc thì nhân dân ta chăm chỉ làm việc và nhưng khi có giặc thì nhân dân ta sẽ đánh giặc

6 tháng 9 2018

Vậy thì từ vào bn thôi. Bn thik nhất chi tiết nào?

Trong truyện Con Rồng Cháu Tiên mk thích nhất nhân vật Lạc Long Quân.Vì Ông là 1 con  người tốt,Có sức mạnh vô địch nhưng ko lấy đó để làm hại người dân mà thích giúp đỡ dân lành,dạy họ cách trồng trọt,chăn nuôi,đuổi yêu quái thường hay lộng hoành ở đó....

8 tháng 10 2017

thì là do con người kể lại từ xa xưa chuyền lại câu chuyện này 

8 tháng 10 2017

con rồng:ko có ngoài đời,chỉ là truyền thuyết

tiên:ko có ngoài đời,chỉ là truyền thuyết ,tưởng tượng

=>con rồng cháu tiên là truyền thuyết

27 tháng 6 2018

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

27 tháng 6 2018

Gợi ý:

- Chi tiết tưởng tượng kì ảo được hiểu là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm thể hiện dụng ý nhất định về tư tưởng.

- Chi tiết kì ảo còn được gọi là chi tiết thần kì, hoang đường, hư cấu, lạ thường…

- Trọng truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết tưởng tượng kì ảo có vai trò:

+ Tô đậm tính chất kì lạ, cao quý của nhân vật sự kiện

+ Thần linh hóa, thiêng liêng hóa nguồn gốc dân tộc để người đời sau thêm tôn kính tổ tiên mình

+ Làm tăng thêm sự hấp dẫn của tác phẩm

2 tháng 10 2018

là sao vậy bn

8 tháng 10 2018

là kể lại tổng hợp các thời vua hug mà đã học trong ngữ văn 6.Nhưng ko cần nữa mk đã tự viết xong rồi.Cm on nhieu nha .Ket bn Di Mai  Phuong

14 tháng 10 2018

Bánh chưng,bánh giầy:

Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho một trong hai mươi người con trai của ngài, người nối ngôi không cần phải là con trưởng. Ngài không biết chọn ai bèn cho các lang làm lễ Tiên Vương để vừa ý ngài. Các lang đua nhau làm lễ thật hậu vì muốn được ngôi báu. Lang Liêu là người thiệt thòi nhất vì mồ côi mẹ từ sớm rồi ra ở riêng nên không biết phải làm gì. Một đêm nọ, có một vị thần tới mách Lang Liêu làm bánh từ gạo.Chàng làm như lời thần dặn và vào ngày lễ Tiên vương, bánh của Lang Liều được vua Hùng chọn. Lang Liều được nối ngôi, ừ đó nước ta làm bánh chưng,bánh giầy vào ngày Tết.

Con Rồng cháu Tiên:

Ngày xưa ở Bắc Bộn nước ta có thần Lạc Long Quân thường giúp đỡ dân lành, thần mình rồng và là con trai thần Long Nữ.Ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ xinh đẹp đến vùng đất Bắc Bộ để tìm hoa thơm cỏ lạ. Lạc Long Quân và Âu Cơ yêu nhau, nên duyên vợ chồng. Một thời gian sau,Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm người con, họ lớn nhanh như thổi mà không cần ăn uống. Về sau, Lạc Long Quân vốn ở nước cảm thấy ko ở trên cạn mãi được đành chia năm mươi con theo cha, năm mươi con theo mẹ đi cai quản các phương. Người con trưởng theo Âu Cơ làm vua và thành lập ra nhà nước Văn Lang.

Thánh Gióng:

Đời vua Hùng thứ sáu ở làng Gióng có đôi vợ chồng già nhân hậu muốn có một đứa con, một lần người vợ ra đồng thấy vết chân to bà lấy chân mình ướm thử thì về nhà có mang. Mười hai tháng sau bà sinh ra một đứa trẻ, đứa trẻ đó cho tới 3 tuổi vẫn không biết nói,không biết đi,không biết cười,cứ đặt đâu thì nằm đấy.Khi ấy giặc ngoại xâm muốn chiếm nước ta, vua sai người đi tìm người tài, nghe thấy tiếng rao đưa trẻ nhờ mẹ mời sứ giả vào, đứa bé yêu cầu sứ giả về bẩm vua đưa cho một con ngựa sắt,một chiếc roi sắt và một áo giáp sắt. Cậ bé lớn nhanh như thổi,bà con trong xóm góp gạo nuôi cậu bé. Khi sứ giả mang đồ tới,cậu mặc vào,vươn vai thành tráng sĩ.Tráng sĩ phi ra chiến trường, đón đầu giặc đánh hết tất cả bọn chúng. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ bụi tre bên đường đnahs giặc.Tráng sĩ phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn,cởi áo giáp rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.Vua nhớ ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương.Hiện nay có một làng là làng Cháy do bị lửa từ ngựa phun ra thiêu cháy ngôi làng

sự tích hồ Gươm mai viết tiếp.

14 tháng 10 2018

bánh trưng bánh giầy :

Vua Hùng thứ sáu có hai mươi người con trai, cả hai mươi người con, ai cũng đều giỏi giang nên vua không thể lựa chọn được người sẽ nối nghiệp mình. Nhà vua luôn nói với những người con trai của mình rằng, người được lựa chọn không nhất thiết phải là con trưởng, người con nào làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương của mình thì sẽ được đức vua truyền ngôi cho.

Các lang đều đua nhau sắm những lễ vật thật hâu, thật ngon và độc nhất vô nhị, đây đều là những sản vật được các lang cho người đi khắp nơi tìm kiếm chỉ với mong muốn lấy được lòng của nhà vua. Nhưng chỉ duy nhất có người con trai thứ mười tám của đức vua là Lang Liêu, chàng vẫn rất buồn vì chàng rất nghèo, chàng không có đủ tiền để tìm kiếm sản vật như các anh trai của mình được. Do ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà chàng không có của để, thứ duy nhất chàng có là lúa. Vì suy nghĩ quá nhiều mà chàng đã thiếp đi, trong giấc mơ, một vị thần đã bảo với chàng cách làm lễ vật. Tỉnh dậy, chàng lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, một loại bánh tròn tượng trưng cho trời, một loại bánh vuông, tượng trưng cho đất. Bánh tròn chàng đặt tên là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng. Nhà vua rất hài lòng về lễ vật của Lang Liêu dâng lên nên ngài đã quyết định nhường ngôi cho chàng.

Cũng bởi vậy mà trong ngày tết cổ truyền của Việt Nam không thể nào thiếu 2 món bánh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa trên bàn thờ tổ tiên.

Con rồng cháu tiên: 

Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

thánh gióng: 

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi xứ giả loan tin tìm người đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời.

sự tích hồ gươm

Vào thời giặc Minh đô hộ, ở vùng Lam Sơn có một nghĩa quân nổi dậy chống giặc. Đức Long quân quyết định cho mượn gươm thần.

       Lê Thận, trong ba lần đánh cá đều vớt được một thanh sắt, nhìn kĩ dưới ánh lửa nhận ra đó là lưỡi gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng trên đó có khắc chữ “Thuận Thiên”, Lê Lợi tra vào chuôi gươm nạm ngọc thì vừa vặn. Trong tay Lê Lợi có gươm thần làm cho quân Minh tan tác, bạt vía.

       Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Vua nâng gươm trao trả gươm, Rùa Vàng ngậm gươm rồi lặn xuống đáy hồ, từ đó hồ Tả Vọng mang tên là hồ Hoàn Kiếm.

2 tháng 8 2018

– Bố cục: 3 phần:

• Phần 1: từ đầu đến Long Trang: giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng sự kết duyên của hai người.

• Phần 2: tiếp đến lên đường: Âu cơ sinh ra bọc trứng và việc chia con.

• Phần 3: còn lại: lí giải nguồn gốc con rông cháu tiên.

2 tháng 8 2018

Bố cục: - Phần 1 (Từ đầu ... Long Trang)

             - Phần 2 (tiếp ... lên đường)

             - Phần 3 (còn lại)

Ý nghĩa: - Phần 1: giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.

              - Phần 2: việc sinh con và chia con.

              - Phần: việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc dân tộc Việt.

mk nha

1 tháng 1 2019

Vì Hùng Vương bị ướt. Hãy thử xem, khi hai chàng trai khoe tài, việc gì sẽ xảy ra. Sơn Tinh thì bốc từng quả núi, dời từng ngọn đồi. Còn Thủy tinh thì gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Gió chỉ tổ làm bay cát bụi vào mắt vua, mưa chỉ tổ làm ướt quần áo của vua, đương nhiên vua không thích rồi. 

Ấn tượng ban đầu không tốt, làm sao có thể gả con gái cho được. 

Hơn nữa, lên núi tìm con còn được, chứ biển sâu bao la, cốt nhục cách trở làm cách nào có thể gặp lại

1 tháng 1 2019

lời thách thức là ông Vua Hùng đã có ý chọn sơn tinh rồi mới chọn những vật ở trên cạn ko phải dưới nc để sơn tinh tìm sản vật nhanh hơn nha 

theo mình là vậy (k) cho mình nha

Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

17 tháng 10 2018

Bài này trên lớp mk cũng có đc viết vào nhưng mà với yêu cầu của câu hỏi bạn thì mk chỉ lấy bài trên mạng thôi , mong bạn tham khảo nhé:

 Bài 1  .– Tiếng đàn

Đây chính là tiếng đàn có sức mạnh kỳ lạ đã nhiều lần giải oan cho Thạch Sanh, khi Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối cũng nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà đã giúp cho công chúa khỏi câm, chính nó đã giúp vạch mặt Lí thông và giúp Thạch Sanh đánh giặc. Tiếng đàn trên còn làm cho quân sĩ 18 nước chư hầu phải xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và tiếng đàn như có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược.

Chi tiết tiếng đàn có sức mạnh kỳ diệu và là một nhân tố góp phần vào sự thành công của truyện.

– Nồi niêu cơm

Thể hiện được sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời qua chi tiết niêu cơm thể hiện sự thân thiện, nhân đạo và mong muốn hòa bình của nhân dân ta. Chi tiết niêu cơm cũng thể hiện tiềm năng sức mạnh to lớn của nhân dân.

Bài 2. 

- Tiếng đàn giải oan cho thạch sanh, giải câm cho công chúa, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, là công cụ kết nối tình yêu giữa thạch sanh và công chúa, hoà giải chiến tranh 

- niêu cơm : là phần thưởng cho người có công .làm cho 18 nước chư hầu no bụng, hân hoan, tâm phục khẩu phục, tự động rút về nước thể hiện sự khoan dung;tam long nhan dao yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta

Bài 3. 

Chi tiết Tiếng đàn thần
Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.

Chi tiết niêu cơm thần
Nieeu cơm thần là chi tiết nghệ thuật mang đậm màu sắc kì ảo, hoang đường nhưng rất sinh động và giàu ý nghĩa. Nó xuất hiện đặc biệt khiến cho quân sĩ mười tám nước vô cùng bất ngờ. Niêu cơm của Thạch Sanh tuy bé nhỏ nhưng rất thần kì, ăn hết lại đầy. Điều đó thể hiện tâm lòng bao dung, độ lượng của nhân dân ta. Đó là niêu cơm của tình người, của lòng nhân ái. Cha ông ta thời xưa đã có công dùng trí tưởng tượng phong phú của mình để dựng lên những câu chuyện giàu chi tiết nghệ thuật, giàu tihs nhân văn cho con cháu đời sau hưởng thụ.

Bài 4.

* Chi tiết tiếng đàn thần kì:
- Tiếng đàn thần: 
Chữa bệnh cho công chúa
Vạch tội mẹ con Lí Thông.
Tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ớc mơ công lí .
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nớc ch hầu phải cuốn giáp xin hàng. Nó là vũ khí đặc biệt để 
cảm hoá kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình 
của nhân dân ta.
* Chi tiêt niêu cơm thần kì:
- Niêu cơm có sức mạnh phi thờng cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nớc ch hầu phải từ 
chỗ coi thờng, chế giễu, phải ngạc nhiên, khâm phục.
- Niêu cơm và lời thách đố đã chứng tỏ sự tài giỏi của thạch Sanh.
- Niêu cơm thần kì là tợng chng cho tấm lòng nhân đạo, t tởng yêu hoà bình của nhân dân. 

Link các bài trên đây nhé

Bài 1 :https://loigiaihay.net/y-nghia-tieng-dan-nieu-com-truyen-thach-sanh/

Bài 2 ,Bài 3, Bài 4:https://diendan.hocmai.vn/threads/ngu-van-6-thach-sanh.320334/

Bạn có thể tổng hợp các ý chính trong các bài trên và tóm tắt để đc 1 bài hoàn chỉnh nhé mơn bn