Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Qua chi tiết "Mị Nương: Không! Anh Trương Chi! (Vùng đến bên Trương Chi, muốn ôm rồi lại quay đi, bưng mặt, khóc nức nở) Tôi... Tôi không thể nào... tôi xin lỗi... xin lỗi...", có thể thấy, xung đột không thể hoá giải trong tâm hồn Mị Nương là việc Mị Nương yêu Trương Chi nhưng không thể nào chấp nhận nhan sắc xấu xí của chàng. Ban đầu nàng yêu thích Trương Chi rất nhiều, đòi bà vú đưa chàng đến gặp nàng. Trong cuộc trò chuyện với Trương Chi, ban đầu nàng khăng khăng muốn được bên chàng, dù phải từ bỏ cuộc sống giàu sang phú quý để theo chàng. Thế nhưng, giây phút nhìn thấy nhan sắc của chàng, Mị Nương cảm thấy sững sờ, không thể tin được, nhìn chàng bỏ đi, nàng muốn ôm nhưng cuối cùng lại quay đi, bưng mặt khóc nức nở.
Các phương tiện/ yêu tố | Đoạn trích a | Đoạn trích b |
Phương tiện thể hiện | Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự. | Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự. |
Từ ngữ | Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (mâu thuẫn cơ bản, xung đột chính, Lê Tương Dực,…); không sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương. | Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (xung đột bi kịch, tính lịch sử, tính nhân loại, Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô,…); không sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương. |
Câu | Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Thứ nhất, đó là….lầm than. | Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Tuy nhiên, đây không phải là….nhân loại. |
- Bi kịch trong lời độc thoại của Hăm-lét: Sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng, sống với lí tưởng nhân văn.
+ Khi nghĩ về hiện thực xấu xa của xã hội, Hăm-lét muốn “cầm vũ khí vùng lên” bằng kế hoạch chàng đã tính toán sẵn. → Hăm-lét hiện lên thật đáng thương, tâm hồn của thái tử chỉ toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở. Đồng thời tác giả cũng ngầm phản ánh hiện thực đương thời, tình trạng trì trệ tù túng của thời trung cổ với cái bể khổ của tội ác hoành hành khiến trí tuệ cũng phải “phát điên”.
+ Nhận thấy kẻ thù và tay sai của hắn là một thế lực lớn, Hăm-lét đã có những suy xét, vận dụng trí thông minh thay vì công khai trực chiến. Chàng quyết định giả điên để tay chân của kẻ địch giảm sự hoài nghi → kế hoạch mang tính chiến thuật cao → Thái tử là một người thông minh, có đầu óc suy đoán hơn người → Thể hiện vào niềm tin vào công lý của tác giả.
- Theo em, trong xã hội hiện đại, xung đột này vẫn còn tồn tại. Bởi vì ngày nay, những hiện thực xấu xa với lí tưởng nhân văn vẫn còn mâu thuẫn gay gắt, chưa có cách giải quyết triệt để.
Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận
- Xung đột kịch là sự va chạm gay gắt giữa những lực lượng đối địch, những quan điểm thái độ khác nhau trước một vấn đề... xung đột có thể diễn ra ngay trong lòng người
- Trong vở kịch Rô-mê-ô Giu-li- ét có xung đột giữa tình yêu nam nữ, thanh niên với mối thù hận giữa hai họ, xung đột ấy căng thẳng, khốc liệt dẫn tới kết cục bi thảm
- Xung đột đỉnh điểm nằm ở phần cả hai họ xung đột và cản trở tình yêu mới bắt đầu tha thiết của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
Vở bi kịch: Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ.
- Tình huống: Trương Ba là một người đôn hậu, chất phác nhưng khi chết Hồn Trương Ba lại phải trú ngụ trong xác anh hàng thịt, tạo nên cuộc đấu tranh gay gắt giữa phần hồn Trương Ba cao quý với những ham muốn bản năng của phần xác hàng thịt.
- Bi kịch:
+ Bi kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích bắt đầu bằng lớp thứ nhất của cảnh 7, đó là màn đối thoại giữa Hồn Trương ba và Xác hàng thịt.
+ Bi kịch Hồn Trương Ba được đẩy lên tới đỉnh điểm, cao trào ở màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với những người thân. Đó là bi kịch bị từ chối.
+ Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba được kết thúc trong màn đối thoại với Đế Thích- Bi kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”.
- Xung đột: Xung đột giữa hồn Trương Ba và xác ông hàng thịt.
- Thông điệp:
+ Được sống làm người là rất quý giá song được sống đúng là mình, sống trọn vẹn giá trị mà mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn.
+ Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Luận điểm | Lí lẽ | Bằng chứng |
1. Xung đột mang tính lịch sử | - Vũ Như Tô, nghệ sĩ tài trời đã ngoại tứ tuần mà chưa làm nên sự nghiệp, đứng trước ngã rẽ: hoặc là từ chối thiên chức hoặc là tự sát hoặc tuân lệnh và mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện mộng lớn. - Quyền lợi của quần chúng nhân dân được tác giả bênh vực…để đạt đích. - Cái quyền sống của nhân dân bioj hi sinh không thương tiếc… | - Ông đòi vua cho mình…với nước ngoài. - Từ miệng Trịnh Duy Sản … của kịch Vũ Như Tô. |
2. Xung đột mang tính nhân loại | Nghệ sĩ mượn tay … đã khắc họa. |
|
- Nhân vật chính trong bi kịch mang khát vọng cao đẹp, có tính cách mạnh mẽ, có khả năng lựa chọn hành động tự do xuất phát từ chính kiến, đức tin của mình, song lựa chọn này xung đột với hoàn cảnh thực tế hoặc gặp phải những trở ngại ngay trong bản tính cố hữu. Do vậy, nhân vật chính trong bi kịch thường phải trải qua những trạng thái giằng xé, bế tắc, rơi vào những tình huống hết sức nặng nề và có kết thúc bi thảm. Tương ứng với sự phức tạp của nhân vật, lời thoại trong bi kịch thường căng thẳng, chất chứa biện luận, thể hiện suy tư trăn thở và ý chí của những nhân cách mạnh mẽ, không khuất phục.
- Xung đột trong bi kịch là những mâu thuẫn gay gắt giữa lựa chọn hành động tự do của nhân vật như một nhân cách mạnh mẽ với cái tất yếu vốn được thể hiện qua những thế lực như định mệnh, bản tính tự nhiên, định kiến thời đại, thực tại xã hội…
- Trong Âm mưu và tình yêu, Hồi I – Cảnh 1 (trích) tập trung vào chủ đề tình yêu; Hồi II – Cảnh 2 (trích) thể hiện cả chủ đề “tình yêu” và chủ đề “âm mưu”: âm mưu hủy hoại tình yêu, còn tình yêu thì bất khuất trước âm mưu. Đó là sự khác nhau trong cách triển khai chủ đề. Các chủ đề dù khác nhau nhưng vẫn liên hệ mật thiết trong quan hệ nhân quả và tiếp nối.
- Chủ đề ở Hồi I – Cảnh 1 chuẩn bị cho chủ đề ở Hồi II – Cảnh 2. Tình yêu được thể hiện ở Hồi 1 – Cảnh 1 càng trong sáng, tha thiết, chân thành thì âm mưu ở Hồi II – Cảnh 2 càng bỉ ổi, xung đột phát triển càng gay gắt, căng thẳng,...
- Là nhân tố tổ chức tác phẩm kịch, thể hiện sự va chạm, đấu tranh, loại trừ giữa các thế lực đối lập giữa các mặt khác nhau của cùng một tính cách, giữa các tính cách nhân vật khác nhau, hoặc giữa tính cách nhân vật với hoàn cảnh. Xung đột bi kịch thường nảy sinh giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém hoặc giữa khát vọng cao cả với số phận khắc nghiệt.
Xung đột chính của kịch: Mâu thuẫn giữa phe nổi loạn với phe Lê Tương Dực:
+ Phe nổi loạn: dân chúng, thợ xây Cửu Trùng Đài
+ Phe đối lập trong triều đứng đầu là Trịnh Duy Sản
⇒ Dựa vào ngôn ngữ, hành động của các nhân vật để xác định xung đột của kịch.