Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tự nhiên:
- Giao thông thuận tiện hơn, giao lưu giữa các nước dễ dàng hơn
- Biển đem lại nguồn lợi về thủy sản: cá tôm mực...
- Nguồn lợi về khoáng sản: dầu khí...
- Hình thành nhiều bãi biển đẹp: sầm sơn, nha trang....
* Xã hội:
- Thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền của cả
nước. Đời sống người dân cũng được cải thiện hơn nhờ vào nguồn lợi từ biển.
Khó khăn:
- Thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra gây tổn thất về người và của
- Biển xâm nhập mặn, đặc biệt ở Nam Bộ làm đất nhiễm mặn khó sản xuất
Còn các câu hỏi khác ạ? Cảm ơn Hàn Vân nha, bạn còn biết hay có thể tìm kiếm những câu hỏi này ở đâu ko, giúp mình với!
Mình còn câu này nữa là xong đề cương, các bạn giúp mình với!
- Giống nhau:
+ Địa hình bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm ưu thế, Hướng nghiêng chung là tây bắc- đông nam.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh
- Khác nhau:
+ Ranh giới:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: ranh giới phía tây- tây nam của miền nằm dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: nằm từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã
+ Địa hình:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung hình 600m. Hướng vòng cung của các dãy núi và các thung lũng sông là nét nổi bật trong cấu trúc sơn văn của miền. Địa hình caxtơ khá phổ biến, đồng bằng mở rộng hơn. Địa hình bờ biển đa dạng, nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi phát triển kinh tế biển về nhiều mặt.
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: đây là miền duy nhất có địa hình cao nhất Việt Nam với đầy đủ ba đai cao, có nhiều cao nguyên, lòng chảo,… địa hình hướng tây bắc- đông nam rõ rệt của ba dải địa hình và các sông Tây Bắc, các dãy núi Trường Sơn Bắc ăn lan sát ra biển chia cắt dải đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp
+ Khí hậu:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh tới sớm và kết thúc muộn. Đặc điểm này được thể hiện ở sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới (với nhiều loài cây phương Bắc) và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: gió mùa Đông Bắc suy yếu hơn, tính nhiệt đới tăng dần. Tuy nhiên ở vùng núi cao có đủ ba đai cao khí hậu
+ Đất đai:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: diện tích đất phù sa cổ ở trung du và phù sa ngọt ở đồng bằng châu thổ lớn
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: xuất hiện đất mùn và mùn thô trên núi cao, đất phù sa pha cát phổ biến ở đồng bằng
+ Sông ngòi:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: sông chảy theo hướng vòng cung nổi bật: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam,… sông có giá trị thủy lợi, giao thông lớn
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: sông chảy theo hướng tây bắc- đông nam: sông Mã, sông Đà,…, có giá trị thủy điện lớn
+ Sinh vật:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Sinh vật biển dồi dào hơn khi có ngư trường lớn, diện tích rừng ngập mặn lớn hơn,…
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Rừng có 3 đai rõ rệt, xuất hiện rừng ôn đới núi cao, các loài thực vật ôn đới như lãnh sam, thiết sam,…
+ Khoáng sản:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: giàu than bậc nhất cả nước (than đá ở Quảng Ninh và than nâu ở Đồng bằng sông Hồng), bể dầu khí Sông Hồng…
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: có trữ lượng apatit (Lào Cai) lớn nhất cà nước, crom, thiếc, titan… trữ lượng lớn
+ Khó khăn:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: bão lũ, hạn hán, trượt lở đất là những thiên tai thường xảy ra trong miền
năm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ); thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên (năm 1938). Cũng trong thời gian này, Pháp còn cho đặt cột mốc, xây ngọn hải đăng và các trạm: khí tượng, vô tuyến điện trên hai quần đảo. Trong quan hệ quốc tế, Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14-10-1950, Pháp đã chính thức trao việc quản lý quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Bảo Đại. Đặc biệt, tại Hội nghị Xan Phan-xít-xcô (năm 1951), trước đại diện của 51 quốc gia (trong đó có Trung Quốc), đại diện của chính phủ Bảo Đại đã khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp phải bất cứ sự phản đối nào của các nước tham dự Hội nghị.
Năm 1975, cùng với tiến trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hải quân nhân dân Việt Nam đã giải phóng các đảo do quân đội Sài Gòn đóng giữ, như: đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang,… thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng thời, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Để tiếp tục thể hiện các hoạt động chủ quyền trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (năm 1982). Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng; huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa với một thị trấn và hai xã đảo1.
Từ những phân tích trên cho thấy, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu thật sự và quản lý hai quần đảo này một cách liên tục, hòa bình, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. năm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ); thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên (năm 1938). Cũng trong thời gian này, Pháp còn cho đặt cột mốc, xây ngọn hải đăng và các trạm: khí tượng, vô tuyến điện trên hai quần đảo. Trong quan hệ quốc tế, Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14-10-1950, Pháp đã chính thức trao việc quản lý quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Bảo Đại. Đặc biệt, tại Hội nghị Xan Phan-xít-xcô (năm 1951), trước đại diện của 51 quốc gia (trong đó có Trung Quốc), đại diện của chính phủ Bảo Đại đã khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp phải bất cứ sự phản đối nào của các nước tham dự Hội nghị.
Năm 1975, cùng với tiến trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hải quân nhân dân Việt Nam đã giải phóng các đảo do quân đội Sài Gòn đóng giữ, như: đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang,… thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng thời, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Để tiếp tục thể hiện các hoạt động chủ quyền trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (năm 1982). Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng; huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa với một thị trấn và hai xã đảo1.
Từ những phân tích trên cho thấy, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu thật sự và quản lý hai quần đảo này một cách liên tục, hòa bình, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế