K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2. Lời thoại của nhân vật trong các đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói?a. – Tươm rồi đấy, anh – Cô gái nói trong bóng tối.- Cám ơn nhé, Nhật Giang!Cô gái trở lại với nỗi ngạc nhiên:- Ô kìa. Ừ nhỉ, sao anh biết tên em?Tôi cười, không đáp.- À, em biết rồi. Anh tọa độ chứ gì mà. Các anh bộ đội chuyên thế. Cứ gọi: Lan, Hằng, Liên, Oanh thế nào cũng trúng, chứ gì?- Nhưng Giang, lại...
Đọc tiếp

2. Lời thoại của nhân vật trong các đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói?

a. – Tươm rồi đấy, anh – Cô gái nói trong bóng tối.

- Cám ơn nhé, Nhật Giang!

Cô gái trở lại với nỗi ngạc nhiên:

- Ô kìa. Ừ nhỉ, sao anh biết tên em?

Tôi cười, không đáp.

- À, em biết rồi. Anh tọa độ chứ gì mà. Các anh bộ đội chuyên thế. Cứ gọi: Lan, Hằng, Liên, Oanh thế nào cũng trúng, chứ gì?

- Nhưng Giang, lại Nhật Giang nữa, chắc không có hai người tên như thế đâu, đoán mò sao được.

(Bảo Ninh, Giang)

b. Bỗng thằng Cò kêu “oái” một tiếng, hai tay vò trán lia lịa.

- Có ong sắt, tía ơi! Nó đánh con một vết đây nè!

Tôi nhanh trí ngược hướng gió chạy ra xa để tránh bầy ong, và nhân thể bứt vội vàng một nắm cỏ tranh và sậy khô đưa lại cho tía nuôi tôi:

- Tía ơi, đốt nó đi, tía!

Tía nuôi tôi mỉm cười, khoát khoát tay:

- Đừng! Không nên giết ong, con à! Để tía đuổi nó cách khác…

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Lời thoại của nhân vật trong các đoạn trích trên có những đặc điểm của ngôn ngữ nói là:

a.

- Sử dụng khẩu ngữ, được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.

- Sử dụng thán từ.

- Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ: nụ cười, cử chỉ.

- Sử dụng đa dạng về ngữ điệu.

b.

- Sử dụng từ ngữ địa phương.

- Sử dụng đa dạng về ngữ điệu.

- Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ: nụ cười, cử chỉ.

9 tháng 8 2017

ð Đáp án lựa chọn: B

Zhihu ask: Tại sao bạn lại ủng hộ tử hình? —————Group: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"Người dịch: Lý Dương————Cảnh báo: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh bình luận. Tôn trọng quan điểm của người khác. ————-1, Năm 2006, có một bé gái tên là Gia Gia (biệt danh) bị lừa đến một công trường, sau đó bị cưỡng hiếp đến chết....
Đọc tiếp

Zhihu ask: Tại sao bạn lại ủng hộ tử hình? 

—————

Group: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"

Người dịch: Lý Dương

————

Cảnh báo: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh bình luận. Tôn trọng quan điểm của người khác. 

————-

1, 

Năm 2006, có một bé gái tên là Gia Gia (biệt danh) bị lừa đến một công trường, sau đó bị cưỡng hiếp đến chết. Trong mông của cái xác còn bị cắm vào một cái ống nhựa PVC. Vụ án này xảy ra ở Bắc Kinh, bố mẹ của người bị hại là người từ nơi khác đến đây làm công nhân. Bây giờ vẫn tìm được mấy bài báo về vụ án này ở trên mạng. Mẹ của Gia Gia ôm quần áo của cô bé khóc không thành tiếng.

Tôi không hiểu được tại sao hung thủ lại có thể tàn nhẫn đến mức đó. Lúc Gia Gia chết, cô bé mới chỉ 4 tuổi. 

Mở thanh công cụ tìm kiếm, search những vụ án cưỡng hiếp và giết hại trẻ em, bạn sẽ phải kinh ngạc vì những tên tội phạm kia có thể làm được cái loại chuyện này với những đứa bé chỉ mới 4, 5 tuổi. Có những bé gái sau khi bị làm hại, có đến mười mấy centimet phần ruột bị kéo ra ngoài cơ thể. 

Tôi không chấp nhận được loại chuyện này, trong lòng tôi chất đầy lo sợ, kinh hoàng. Tôi không cần biết những quốc gia khác sẽ xử phạt loại tội phạm này như thế nào, tôi chỉ cần biết ở đất nước của chúng ta, loại tội phạm này nhất định phải bị xử bắn. Khỏi cần phải lập luận phân tích nói có sách mách có chứng một là, hai là, ba là, bốn là... gì đó, chỉ cần một cái vụ án này, Trung Quốc có tội phạm cưỡng hiếp và giết hại trẻ em, như vậy, tôi không đồng ý loại bỏ tử hình. 

Nếu như không có tử hình, vậy mấy người định trừng trị những tên tội phạm cưỡng hiếp và giết hại trẻ em này như thế nào? 

Comment: 

 - Tôi từng xem được một bình luận và nhớ mãi đến tận bây giờ: Thực ra tôi ủng hộ việc thi hành tử hình ở Trung Quốc là bởi vì có những người, phạm phải những tội căn bản không xứng dùng thời gian đến để đền bù. 

2, 

Hỏi: Anh có ủng hộ tử hình không? 

Cảnh sát hình sự: Ủng hộ. 

Hỏi: Anh không bị mất ngủ hả?

Cảnh sát hình sự: Có. Tôi đọc hồ sơ các vụ án chưa bị phá xong là không ngủ được.

Hỏi: Ý tôi muốn nói là hành hình phạm nhân. 

Cảnh sát hình sự: À, sau cái ngày mà tôi được tự tay bắn chết những tên chó chết đó, tôi không còn mất ngủ nữa. Ăn được, ngủ được. 

Hỏi: Anh không thương xót cho những tên phạm nhân đó sao? 

Cảnh sát hình sự: Vậy bạn không thương xót cho người nhà của người bị hại à?

3,

Tôi không những ủng hộ tử hình. 

Tôi còn ủng hộ cả việc trẻ vị thành niên phạm tội cũng phải bị trừng trị giống như người lớn. 

Hàng xóm nhà tôi có một cô gái, da trắng mặt mũi xinh đẹp, thành đạt, đa tài. Tính cách ấm áp, nhiệt tình, cũng hay làm từ thiện. Chị ấy còn từng tham gia hoạt động xoá đói giảm nghèo ở địa phương nữa. 

Một con người ấm áp như vậy, thế mà vào một buổi tối của một ngày tháng 6/2009, trên đường tan làm về nhà bị 5 đứa học sinh cưỡng hiếp rồi giết hại. Tên lớn nhất 17 tuổi, nhỏ nhất 13 tuổi. 

3 ngày sau khi vụ việc phát sinh mới tìm được thi thể, cơ thể trần chuồng, trên người toàn là vết tích tình dục, mặt bị đánh đến mức không nhìn ra hình người nữa. Mẹ của chị ấy sau khi xác nhận danh tính xong, trở về nhà tự sát luôn trong ngày. Bố của chị ấy cũng phát điên, đến bây giờ vẫn ở trong bệnh viện tâm thần. 

Thế nhưng mọi người có đoán được kết quả như thế nào hay không? Chỉ có 3 tên tội phạm đã đủ 16 tuổi bị phán tội, còn lại 2 tên chưa đủ 14 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự, chỉ bị theo dõi giám sát và đền tiền là xong chuyện. 

Tại sao lại còn lại 2 tên vô tội, không phải chịu bất cứ trách nhiệm hình sự nào vậy? Có phải vì những tên đấy chưa đủ 14 tuổi? Cái mạng 13 tuổi của bọn nó là mạng người, thế cái mạng của chị gái 26 tuổi kia không phải là mạng người? Mạng của mẹ chị ấy 50 tuổi không phải là mạng người? Mạng của bố chị ấy 52 tuổi cũng không phải là mạng người hả? 

Tôi thật sự là không hiểu nổi, giữ lại cái mạng của những tên đó để làm cái gì? 

Mấy người nghĩ rằng mấy chuyện như thế này đến năm 2018 chắc không còn nữa đâu đúng không? Mấy người sai rồi. Đứa trẻ 12 tuổi giết hại mẹ nó một cách dã man, sau đó còn dám nói: “Tao cũng đâu có giết người khác. Tao giết là mẹ tao cơ mà”. 

Loại trẻ con như thế này có bị trừng trị gì không? Không. Không chỉ như thế, nhà nước còn phải bảo đảm giáo dục cho bọn chúng nữa. 

Có những người, không xứng làm người, càng không xứng sống tiếp. 

4, 

“ Lúc tao giết mày, đến chớp mắt cũng chả buồn chớp lấy một cái. Mặc kệ mày có quỳ xuống khóc lóc cầu xin tao như thế nào. Một bãi cứt đái mà thôi. Tao chỉ cần một dao đâm vào sọ mày. 

Tao làm đéo gì có thời gian mà đi lo nhà mày có còn vợ con hay gia tài bạc triệu hay cuộc sống tươi đẹp chưa kịp hưởng. Tao lấy đi cái mạng của mày, chẳng qua cũng chỉ là tiện tay mà thôi.

Lúc tao bị bắt, bị phán quyết, tao chỉ cần đau khổ khóc lóc chịu nhận tội, cuối cùng tao vẫn được miễn tử hình đấy thôi. Mặc dù tao vẫn bị phán ở tù (20 năm), nhưng mà thực ra thì chỉ cần tao tuỳ tiện biểu hiện tốt một tí, thế là 10 năm gì đấy là tao lại được ra tù. 

Bầu trời mới đẹp làm sao, con đường rộng thênh thang...

Mà mày, sẽ mãi mãi nằm lại trong cái quan tài rách nát”. 

Nói như vậy chắc mọi người cũng hiểu được tại sao nên ủng hộ tử hình rồi đúng không? Thực ra những cái gọi là bảo vệ nhân quyền đều là nói về lợi ích cả. Khi thực ra xảy ra ở trên người của bạn, thế mà lại tính nó là loại hành vi khác. 

(Cho bạn nào không hiểu đoạn này, đầu tiên giả thuyết bạn chính là kẻ giết người, và đây là suy nghĩ của bạn khi giết người. Bạn là hung thủ, bạn cảm thấy mình chẳng qua chỉ tiện tay mà thôi, không phải là tội gì nặng, căn bản không biết hối cải. Người bị bạn giết, chết thì thôi, cũng bình thường, có một mạng người thì có gì phải xoắn.
Sau đó nghĩ ngược lại, nếu bạn là người bị hại thì sao? -> Lí do ủng hộ tử hình). 

5, 

Giam giữ những người phạm tội nặng, chi phí quá cao. 

Là một công dân có nộp thuế, tôi không bằng lòng bỏ tiền ra nuôi bọn họ. 

6, 

Có một lần có một nhóm bạn cùng nhau đi du lịch, bởi vì những người ngồi ở đây đều là luật sư, thẩm phán, cảnh sát, cho nên nói chuyện linh tinh một lúc liền nói đến vấn đề này. 

Đối với việc tử hình, thái độ của mọi người có sự khác nhau rất lớn. Có người cảm thấy nên loại bỏ tử hình, có người lại ủng hộ tử hình. 

Sau đó, có một người bạn là cảnh sát của tôi kể hai câu chuyện. 

 - Một: 

Có một người đàn ông, từ lúc còn là thiếu niên đã thường xuyên trộm cắp ăn cướp, gia đình không thể dạy dỗ được. Sau này trưởng thành càng không có cách nào quản lí. 

Là khách quen của trại cải tạo, trại tạm giam, cũng từng bị phạt ngồi tù 2 năm. 

Sau khi ra tù lại phạm phải tội trộm cướp + cưỡng hiếp nên bị phán ngồi tù chung thân. Lúc vào tù chưa đến 30 tuổi. 

Mọi người đều biết, lúc ở trong tù chỉ cần cải tạo tốt là được giảm án. 

Lúc tên đó ra tù đã 40 tuổi. 

Hai tháng sau, tên đó lại vào tù cũng với hai tên đồng bọn, tội trộm cướp, cưỡng hiếp giết người. 

Lần này, chỉ có tên đó bị phán tử hình. 

Nghe nói tên đó trước khi bị thi hành tử hình từng tán dóc với mấy vị cảnh sát. 

Có người hỏi hắn ta sau khi ra tù tại sao lại không cố gắng làm người mà lại đi làm mấy cái chuyện này. 

Hắn ta nói mấy câu, khiến cho vị cảnh sát kia nhớ mãi đến tận bây giờ: 

“Lúc ra tù tôi cũng hơn 40 tuổi rồi, không biết dùng điện thoại, không biết dùng máy tính, tìm công việc thì không có ai chịu nhận. Tôi không muốn cả đời này phải vất vả làm việc ở công trường. Nghĩ đi nghĩ lại, trừ việc trộm cướp tôi chẳng biết làm gì cả, cũng không muốn làm. Chỉ có thể tiếp tục đi ăn cắp mà thôi”. 

(Cười) “Thực ra tôi không muốn hiếp chết cô ta, mà hơi quá đà. Vốn dĩ muốn chơi cô ta thêm 2 ngày nữa”. (Người bị hại là một cô gái, sống một mình). 

“Chuyện này, sai cũng sai rồi. Đáng ra không nên làm cô ta chết. Thực ra tôi nghĩ rất đơn giản, tôi cảm thấy trong tù vẫn tốt hơn cả, tôi cũng không sợ bị phán tù chung thân. Ở trong tù dưỡng lão so với ở công trường cực khổ làm việc vẫn tốt hơn nhiều”. 

Cuối cùng, người bạn là cảnh sát kia của tôi hỏi mọi người: “Mọi người cảm thấy loại người này có nên bị phán tử hình hay không? Hoặc là đổi cách nói khác, không phán tử hình, để bọn họ ngồi tù 10 năm, 20 năm rồi ra tù, bọn họ sẽ tiếp tục phạm tội lại thôi. Bởi vì bọn họ đã mất đi niềm tin và nhẫn nại đối với cuộc sống bên ngoài xã hội này rồi. Loại bỏ tử hình? Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm cho tính mạng của cô gái kia? Còn có lần sau nữa thì sao?”. 

 - Hai: 

Một vụ án của rất nhiều năm về trước. 

Một người phụ nữ ngoại tình bị chồng bắt được cho nên phải li hôn, bởi vì không giành được quyền nuôi hai đứa con (là song sinh), lại còn bị tình nhân bỏ rơi cho nên trở nên điên rồ. 

Tâm lí của người phụ nữ này bắt đầu trở nên vặn vẹo, trong lòng ôm suy nghĩ ngọc nát đá tan. Đầu tiên giả vờ muốn thương lượng, hẹn tình nhân đến nhà ăn cơm. Sau khi đầu độc tình nhân bằng thuốc chuột, còn siết cổ tình nhân đến chết. 

Tối hôm đó, nhân lúc chồng trước chưa đi làm về, cô ta chạy đến nhà cũ quỳ xuống cầu xin mẹ chồng tha thứ, còn xin mẹ chồng cho vào nhà nấu cơm cho mẹ chồng với con nhỏ, sau đó tiếp tục trộn thuốc độc vào thức ăn. 

Đứa con gái bị độc chết, mẹ chồng bởi vì ăn khá ít, sau khi người phụ nữ kia vội vàng bỏ chạy lại đột nhiên tỉnh lại và kêu cứu, cho nên giữ được một mạng. 

Đứa con trai bởi vì đi quán net chơi game với bạn học không về nhà cho nên tránh thoát được lần này. 

Lúc cảnh sát bắt được người phụ nữ kia, cô ta đang ở trong nhà của một bạn học của đứa con trai hỏi thăm con trai cô ta đang ở chỗ nào. Cảnh sát còn tìm thấy một cái búa trong chiếc túi nhựa mà cô ta mang theo. 

Lúc thẩm vấn, người phụ kia cũng rất thẳng thắn: Tìm con trai trước, tìm được rồi thì lấy búa đập chết con trai. Sau đó về nhà đợi trời sáng, chồng trước về thì lấy búa đập chết chồng. Sau đó sẽ uống thuốc độc và treo cổ tự sát. 

Chồng trước, mẹ chồng và đứa trẻ đều không có tội. Tại sao lại muốn độc chết bọn họ? 

Người phụ nữ kia nói: Chồng trước sai ở chỗ đã bắt gian cô ta ngoại tình, mẹ chồng sai ở chỗ ủng hộ chồng trước li hôn, đứa trẻ sai ở chỗ sau khi biết cô ta ngoại tình thì không chịu gọi cô ta là mẹ nữa. 

Hổ dữ không ăn thịt con, tại sao lại nhẫn tâm như vậy? 

Bởi vì cảm thấy sống tiếp không có ý nghĩa gì cả, không muốn sống nữa, muốn con cái cũng chết cùng với cô ta. 

”Chủ nghĩa nhân đạo không phải lúc nào cũng đúng, bởi vì có một số người căn bản còn chẳng phải người, cũng không thể trở lại thành người được nữa”. 

______Đây là câu nói của người bạn cảnh sát kia của tôi. 

————

Hồi xưa bọn tôi có học một bài về tử hình, cô giáo để bọn tôi làm báo cáo về những hình phạt có thể thay thế tử hình.
Mà tôi cảm thấy, tử hình là cách tốt nhất rồi. Bên phương Tây đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nói tử hình là vô nhân đạo, tàn nhẫn. Xoá bỏ tử hình còn được tính là một trong những điều kiện để gia nhập liên minh Châu Âu nữa. Bên phương Tây cảm thấy lấy đi tự do của một người là hình phạt nặng nhất. 

Nhưng mà đây là châu Á, tôi cảm thấy trong suy nghĩ của người châu Á, mạng người mới là quan trọng nhất. Giết một mạng nên đền một mạng. Cho nên tử hình vẫn là hình phạt hợp lí. 

————

Nhắc nhở lần hai: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra vài ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh comment. Tôn trọng ý kiến của người khác.

 

0
26 tháng 8 2021

BPTT: So sánh

Tác dụng: Cho người đọc thấy rõ tên của 10 cô gái, các cô có những cái tên vô cùng thân thuộc.

26 tháng 8 2018

Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục.

(HS lựa chọn nêu quan điểm và lí giải được quan điểm đã nêu – GV linh hoạt khi chấm bài)

31 tháng 1 2021

Tham khảo: ??

 

I. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc TửGiới thiệu khái quát về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"

"Đây thôn Vĩ Đã" là một bài thơ ấn tượng của Hàn Mặc Tử được ông viết năm 1938, lấy cảm hứng từ mối tình với Hoàng Cúc - cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống. Với cảm xúc dạt dào, chân thành và cái tài làm thơ được gửi gắm khéo léo, Hàn Mặc Tử cùng tác phẩm đã tạo được nhiều dấu ấn đẹp đẽ trong trái tim biết bao con người yêu văn, say thơ từ thuở đó đến bây giờ.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm:

a. Tác giả:

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, các bút danh là Hàn Mặc Tử, Phong Trần, Lệ Thanh.Qua ông ở Đồng Hới, Quảng Bình. Gia đình viên chức nghèo, theo Đạo Thiên chúa.Năm 1940, ông mất ở Tuy Hoà khi mới 28 tuổi.Cuộc đời Hàn Mặc Tử bất hạnh khi ông mắc bệnh hiểm nghèo giữa tuổi thanh xuân, cuộc đời ông ngắn ngủi, chết trong cô đơn ở trại phong Tuy Hoà.Về con người, Hàn Mặc Tử với thân xác bị phá hủy bởi bệnh tật đến tàn tạ, thống khổ nhưng tâm hồn lại khao khát hướng về con người, cuộc đời.Sáng tác của Hàn Mặc Tử mang hai tiếng nói chính là tiếng nói của máu cuồng và hồn điên tạo nên sự kỳ dị, ma quái và tiếng nói của yêu thương, khao khát tạo nên nét trong trẻo, thanh khiết.

b. Tác phẩm:

In trong tập "Thơ điên", sau đổi tên thành "Đau thương".Sáng tác năm 1938, khi Hàn Mặc Tử mắc bệnh hiểm nghèo sống cách ly để chữa bệnh. Ông lấy cảm hứng từ mối tình của Hoàng Cúc - một cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống.

2. Phân tích tác phẩm:

a. Khổ 1:

Câu hỏi tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" là một câu hỏi đa sắc điệu, giống như lời hờn trách nhẹ nhàng hay lời mời mọc tha thiết.Hai chữ "không về" là một uẩn khúc bởi "không về" chứ không phải "chưa về" vì "chưa về" còn mở ra cơ hội còn "không về" là khao khát nhưng không về được.chữ "anh" trong câu thơ gợi ta hiểu nhân vật đang tự phân thân hỏi chính mình, đang khao khát trở về Vĩ Dạ.Cụm từ "nắng hàng cau" gợi hình ảnh những tia nắng đầu tiên của ngày mới chiếu qua thân cau cao vút, thẳng tắp, phát ra ánh lung linh, tinh khôi. "Nắng mới lên" một lần nữa nhấn mạnh đấy là nắng sớm, thứ ánh nắng thiếu nữ vừa rạng rỡ vừa trong trẻo, điệp từ "nắng" đã gợi nên vẻ đẹp thanh khiết của ánh sáng.Từ "mướt" là nhãn tự câu thơ, ánh lên vẻ đẹp mượt mà, óng ả của khu vườn với cây lá xanh non tràn đầy sức sống. Hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" đã gợi ra sắc xanh ngời lên trong vẻ đẹp lộng lẫy, cao sang. Nếu hai câu trên điệp hai lần từ "nắng" thì đến hai câu này nhà thơ hai lần nhấn vào sắc xanh. Thi sĩ không tả màu mà gợi sắc, từ "mướt quá" đã tột cùng hoá vẻ đẹp thôn Vĩ, làm bật lên vẻ đẹp thanh tân của khu vườn,.đó là ngôn ngữ của những cảm xúc, ấn tượng, của niềm tha thiết ngắm nhìn thôn Vĩ.Sắc diện con người hiện lên với mặt chữ điền cân đối hài hòa, "lá trúc che ngang mặt chữ điền" gợi ra vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng, đậm chất Huế vì nó hiện lên thấp thoáng, ẩn hiện sau cành lá trúc che ngang. Thủ pháp cách điệu hóa làm cho con người hiện ra giữa vườn thôn Vĩ trong vẻ đẹp thanh tú.Bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm của tác giả hiện ra mang vẻ đẹp tươi sáng với nắng thanh khiết, vườn thanh tân, người thanh tú, tất cả gợi lên một vẻ đẹp thánh thiện. Với Hàn Mặc Tử, hình ảnh khu vườn là hình ảnh thực mang màu sắc tượng trưng, khu vườn mơ ước, là hiện thân của cái đẹp thánh thiện, quý phái mà nhà thơ khao khát hướng tới.

b. Khổ 2:

Hình ảnh thơ mang tính chất siêu thực, nhà thơ phá vỡ logic hiện thực: gió thổi, mây bay, ngắt nhịp thơ từ câu có nhịp 4/3 chia thành nhiều câu nhỏ.Nhân hoá: gieo nỗi buồn vào lòng sông, biến dòng sông ngoại cảnh thành dòng chảy tâm trạng.Cảnh ở đây không còn là cảnh thực mà thấm đẫm tâm trạng, cảm xúc. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác, mặc cảm chia lìa bắt nguồn từ cảnh ngộ riêng của nhân vật trữ tình, tâm hồn tràn đầy khao khát mà sức sống cạn kiệt dần.Câu hỏi tu từ "Thuyền ai đâu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?": cảnh chuyển từ hư thực thành mộng ảo, hình ảnh một con thuyền chở đầy trăng trôi trên dòng sông trăng về một bến trăng xa xôi nào đó, thuyền ở đây là "thuyền ai" gợi sự mơ hồ, xa cách. Hình ảnh "bến sông trăng" như thuộc về một cõi khác chứ không phải bến trần gian trong đời thực, cả không gian tràn ngập ánh trăng, cái thực cái ảo đồng điệu, vừa gần gũi vừa xa vời, tất cả đều lung linh như ánh trăng, ánh sáng của tình yêu và cái đẹp hiện diện như một điểm tựa an ủi, cứu rỗi, một khao khao khát không thể đạt được.Câu hỏi tu từ "Có chở trăng về kịp tối nay?" vọng lên khắc khoải, da diết như một bức thông điệp về một kiếp sống ngắn ngủi, thể hiện tâm trạng mong ngóng và âu lo, dường như dòng sông ở đây là dòng đời phiêu tàn còn con thuyền là tình yêu xa xôi và bến trăng là bến bờ hạnh phúc hư ảo.

c. Khổ 3:

Các từ "sương khói", "đường xa" gợi ra không gian huyền hoặc bất định, đọng lại chỉ là một vùng sương khói hư ảo, hình ảnh con người xa dần mờ dần rồi trở thành hư ảnh trong cảm nhận của nhân vật trữ tình.Đầu tiên nhà thơ nói "khách đường xa" - con người có thật nhưng xa xôi rồi đến "em" - "áo trắng": hư-thực và chập chờn, cuối cùng là "nhân ảnh"- con người hiện diện như một ảo ảnh xa mờ.Câu hỏi tu từ kết thúc bài "Ai biết tình ai có đậm đà?" đượm nỗi hoài nghi, đại từ phiếm chỉ "ai" được sử dụng rất tài tình gợi ra hình ảnh thơ đa nghĩa với những cách diễn giải khác nhau: "ai" ở đây có thể là giai nhân, là con người hoặc cũng có thể là cõi đời đang hiện diện ngoài kia mà nhà thơ không thể nào đến gần, cảm nhận và nắm bắt. "Tình ai" có thể hiểu là tình yêu, rộng hơn là tình đời, tình người đối với thi nhân, giờ đều trở nên huyền hoặc, khó xác định.

III. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh đẹp về một miền quê của đất nước đồng thời là tấm lòng tha thiết của nhà thơ đối với cuộc sống con người .Ngôn ngữ sử dụng trong bài trong sáng, tinh tế và đa thanh. Hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động, đậm màu sắc tượng trưng siêu thực. Cấu trúc ba câu hỏi ở ba khổ thơ gợi cảm xúc đi từ khao khát đến phấp phỏng, âu lo, từ hi vọng đến hoài nghi, xót xa, mỗi câu hỏi trong khổ thơ như gõ vào cánh cửa cuộc đời thể hiện niềm thiết tha với cuộc sống ở tác giả.

31 tháng 1 2021

Đây là bạn phân tích bài thơ rồi, còn câu mìng hỏi là lấy bài thơ để chứng minh cho câu nhận định đó á :v

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình

1. Dấu hiệu nhận biết sự kết hợp.

- Sử dụng ngôn ngữ tự sự, trữ tình.

- Diễn biến sự việc. 

2. Nội dung tự sự

- Có sử dụng các yếu tố tự sự: yếu tố kể chuyện, thuật lại các sự việc diễn ra xung quanh, diễn biến sự việc…

3. Yếu tố trữ tình

- Có sử dụng các từ ngữ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

- Thể hiện cái tôi của tác giả qua cách thể hiện từ ngữ trong văn bản.

4. Tác động của sự kết hợp.

- Giúp cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn.

- Thể hiện được hoàn chỉnh, sâu sắc vẻ đẹp thiên nhiên mà tác giả muốn nhắc đến.

- Bộc lộ được rõ nét về tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong văn bản.

28 tháng 2 2021

Bạn tham khảo nhé !!

 

Trong các nhà thơ mới, Xuân Diệu có lẽ là một trong những nhà thơ độc đáo nhất với phong cách và cá tính riêng của mình. Giữa những tù túng, chật hẹp, ngang trái, bất công của xã hội đương thời, không ít nhà thơ muốn đến nơi tiên cảnh để thoát li thực tại. Như Chế Lan Viên từng viết:

" Hãy cho tôi một tinh cầu lạnh giáMột vì sao trơ trọi cuối trời xaĐể nơi đó tháng ngày tôi lẩn tránhNhững ưu phiền đau khổ tháng ngày qua"

Với Xuân Diệu thì khác, trái tim yêu đời của người thi sĩ ấy luôn biết ơn thực tại, ông tìm thấy những chân giá trị và niềm vui trong cuộc sống chốn trần gian. Bài thơ Vội vàng đã chứng minh cho điều ấy nơi ông. Đặc biệt, khúc ca về niềm yêu cuộc sống được thể hiện rõ nhất qua đoạn thơ:

"Của ong bướm này đây tuần tháng mật....Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Trước hết, có thể cảm nhận được tình yêu cuộc sống qua cách mà ông cảm nhận về vị thiên nhiên khi nàng xuân bước đến trần gian. Tạo hoá dâng hiến cho đời những thức vị đầy mê đắm, ngọt ngào. Ong bướm đắm chìm trong những bông hoa bung nở dưới làn mưa xuân dịu dàng, nuôi dưỡng mật ngọt khi vào độ "tuần tháng mật". Hương thiên nhiên làm cho ong bướm say mê, ríu rít gọi nhau thưởng thức, tận hưởng. Đồng nội cỏ xanh rì, mơn mởn mọc lên những bông hoa dại ngát hương, rực rỡ điểm tô cho cánh đồng thêm dư vị yêu thương. Những cành non tơ đằm thắm cũng đang "phất phơ", đung đưa mình trong gió xuân nhè nhẹ. Cảnh sắc tuyệt diệu, nên thơ, vườn hồng của cây lá mùa xuân còn được góp vui bằng những khúc nhạc tình mê đắm. Yến anh thi nhau buông lời hát xôn xao, si mê cả một khoảng không gian, cỏ cây chìm đắm trong lời cả ngọt ngào, dịu êm ấy. Cụm từ "này đây" được lặp đi lặp lại kết hợp với phép liệt kê càng thể hiện được sự căng đầy nhựa sống của thiên nhiên, trần gian đang sở hữu cho mình một cung đường mê hoặc khiến bao kẻ khi lỡ bước vào phải mê đắm, ngẩn ngơ.

"Và này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa"

Xuân xanh sẽ không đủ đầy, ấm áp nếu thiếu đi hình ảnh con người bởi con người vốn là chủ thể của thiên nhiên, của cuộc sống. Cảnh sắc đẹp mang đến cho tâm hồn con người niềm thương, sự thư thái và khát khao tận hưởng. Xuân về, mỗi buổi sớm mai chớp hàng mi, ánh sáng tươi mới lại đến, dịu dàng, ấm áp vô cùng. Nắng xuân ngời ngời, nắng xuân mang cả bao hy vọng, mang thần Niềm Vui đến gõ cửa từng nhà, hôn lên từng chồi non của cây trái, hương hoa. Mỗi ngày được thức dậy, tận hưởng vạn vật dào dạt sức xuân là mỗi ngày đáng để sống, đáng để vui, đáng để yêu và được yêu. Bức tranh xuân thật đẹp biết bao, tròn đầy và tình tứ quá. Có lẽ, phải có tâm hồn nhạy cảm và yêu thiên nhiên tha thiết như Xuân Diệu mới viết nên được những vần thơ đẹp đến nao lòng như vậy.

"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Từ cảnh sắc đất trời được cảm nhận bằng thị giác, tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để ví vẻ đẹp của tháng giêng xuân về. "Cặp môi gần" - hấp dẫn quá, mê đắm quá, tháng giêng với người thi sĩ lúc này đây như hai kẻ đang yêu nhau. Tháng giêng rạo rực, hấp dẫn, mê đắm như bờ môi của người tình nhân vậy. Cách nghĩ suy đầy mới mẻ, từ duy mở của ông hoàng thơ tình Việt Nam mới có lối so sánh, ví von độc đáo đến vậy.

Việc đặt dấu chấm giữa câu: "Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa" đã thể hiện được hai trạng thái đối lập trong cảm xúc của tác giả. Thiên nhiên tuyệt vời đến như thế làm sao mà tôi không "sung sướng" cho được. Nhưng càng sung sướng thì lại càng sợ xuân rồi sẽ đi, cảnh sắc rồi cũng úa tàn, tuổi xuân rồi cũng dần phai. Vì thế mà nhà thơ phải "vội vàng một nửa".

"Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Yêu cuộc sống da diết, yêu thiên nhiên vô bờ, trái tim rung động mê say trước cảnh xuân, tình xuân. Dù đang đắm chìm trong thiên đường tháng giêng ấy nhà thơ vẫn phải tự thúc giục bản thân phải sống vội, sống nhanh lên để tận hưởng hết hương sắc cuộc đời. Phải vội vàng lên để mai này khi hạ đến, xuân tàn cũng không có gì phải tiếc nuối, hoang hoải "hoài xuân" nữa.

Câu thơ cũng như một lời nhắn nhủ giàu ý vị của tác giả tới người đọc về lẽ sống: hãy sống hết mình với tuổi trẻ, tận hưởng và cống hiến cho cuộc đời, hãy sống một tuổi trẻ thật đẹp để khi thanh xuân qua không có gì phải ngậm ngùi hối tiếc.

Đoạn thơ tuy không quá dài nhưng đủ để ta cảm nhận từng đợt sóng lòng mãnh liệt về niềm yêu cuộc sống của thi nhân. Có yêu cuộc đời mới yêu thiên nhiên đến thế, có yêu cuộc đời mới sợ rằng đời sẽ vụt trôi, có yêu cuộc đời mới thấy được mình phải sống có trách nhiệm trong từng giây phút như vậy. Đọc đoạn thơ mà em thấy lòng mình lắng lại, đủ vui, đủ để thấy bản thân mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để sống một tuổi trẻ thật ý nghĩa và trọn vẹn nhất.

Anh/chị tham khảo :

Trong các nhà thơ mới, Xuân Diệu có lẽ là một trong những nhà thơ độc đáo nhất với phong cách và cá tính riêng của mình. Giữa những tù túng, chật hẹp, ngang trái, bất công của xã hội đương thời, không ít nhà thơ muốn đến nơi tiên cảnh để thoát li thực tại. Như Chế Lan Viên từng viết:

" Hãy cho tôi một tinh cầu lạnh giáMột vì sao trơ trọi cuối trời xaĐể nơi đó tháng ngày tôi lẩn tránhNhững ưu phiền đau khổ tháng ngày qua"

Với Xuân Diệu thì khác, trái tim yêu đời của người thi sĩ ấy luôn biết ơn thực tại, ông tìm thấy những chân giá trị và niềm vui trong cuộc sống chốn trần gian. Bài thơ Vội vàng đã chứng minh cho điều ấy nơi ông. Đặc biệt, khúc ca về niềm yêu cuộc sống được thể hiện rõ nhất qua đoạn thơ:

"Của ong bướm này đây tuần tháng mật....Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Trước hết, có thể cảm nhận được tình yêu cuộc sống qua cách mà ông cảm nhận về vị thiên nhiên khi nàng xuân bước đến trần gian. Tạo hoá dâng hiến cho đời những thức vị đầy mê đắm, ngọt ngào. Ong bướm đắm chìm trong những bông hoa bung nở dưới làn mưa xuân dịu dàng, nuôi dưỡng mật ngọt khi vào độ "tuần tháng mật". Hương thiên nhiên làm cho ong bướm say mê, ríu rít gọi nhau thưởng thức, tận hưởng. Đồng nội cỏ xanh rì, mơn mởn mọc lên những bông hoa dại ngát hương, rực rỡ điểm tô cho cánh đồng thêm dư vị yêu thương. Những cành non tơ đằm thắm cũng đang "phất phơ", đung đưa mình trong gió xuân nhè nhẹ. Cảnh sắc tuyệt diệu, nên thơ, vườn hồng của cây lá mùa xuân còn được góp vui bằng những khúc nhạc tình mê đắm. Yến anh thi nhau buông lời hát xôn xao, si mê cả một khoảng không gian, cỏ cây chìm đắm trong lời cả ngọt ngào, dịu êm ấy. Cụm từ "này đây" được lặp đi lặp lại kết hợp với phép liệt kê càng thể hiện được sự căng đầy nhựa sống của thiên nhiên, trần gian đang sở hữu cho mình một cung đường mê hoặc khiến bao kẻ khi lỡ bước vào phải mê đắm, ngẩn ngơ.

"Và này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa"

Xuân xanh sẽ không đủ đầy, ấm áp nếu thiếu đi hình ảnh con người bởi con người vốn là chủ thể của thiên nhiên, của cuộc sống. Cảnh sắc đẹp mang đến cho tâm hồn con người niềm thương, sự thư thái và khát khao tận hưởng. Xuân về, mỗi buổi sớm mai chớp hàng mi, ánh sáng tươi mới lại đến, dịu dàng, ấm áp vô cùng. Nắng xuân ngời ngời, nắng xuân mang cả bao hy vọng, mang thần Niềm Vui đến gõ cửa từng nhà, hôn lên từng chồi non của cây trái, hương hoa. Mỗi ngày được thức dậy, tận hưởng vạn vật dào dạt sức xuân là mỗi ngày đáng để sống, đáng để vui, đáng để yêu và được yêu. Bức tranh xuân thật đẹp biết bao, tròn đầy và tình tứ quá. Có lẽ, phải có tâm hồn nhạy cảm và yêu thiên nhiên tha thiết như Xuân Diệu mới viết nên được những vần thơ đẹp đến nao lòng như vậy.

"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Từ cảnh sắc đất trời được cảm nhận bằng thị giác, tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để ví vẻ đẹp của tháng giêng xuân về. "Cặp môi gần" - hấp dẫn quá, mê đắm quá, tháng giêng với người thi sĩ lúc này đây như hai kẻ đang yêu nhau. Tháng giêng rạo rực, hấp dẫn, mê đắm như bờ môi của người tình nhân vậy. Cách nghĩ suy đầy mới mẻ, từ duy mở của ông hoàng thơ tình Việt Nam mới có lối so sánh, ví von độc đáo đến vậy.

Việc đặt dấu chấm giữa câu: "Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa" đã thể hiện được hai trạng thái đối lập trong cảm xúc của tác giả. Thiên nhiên tuyệt vời đến như thế làm sao mà tôi không "sung sướng" cho được. Nhưng càng sung sướng thì lại càng sợ xuân rồi sẽ đi, cảnh sắc rồi cũng úa tàn, tuổi xuân rồi cũng dần phai. Vì thế mà nhà thơ phải "vội vàng một nửa".

"Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Yêu cuộc sống da diết, yêu thiên nhiên vô bờ, trái tim rung động mê say trước cảnh xuân, tình xuân. Dù đang đắm chìm trong thiên đường tháng giêng ấy nhà thơ vẫn phải tự thúc giục bản thân phải sống vội, sống nhanh lên để tận hưởng hết hương sắc cuộc đời. Phải vội vàng lên để mai này khi hạ đến, xuân tàn cũng không có gì phải tiếc nuối, hoang hoải "hoài xuân" nữa.

Câu thơ cũng như một lời nhắn nhủ giàu ý vị của tác giả tới người đọc về lẽ sống: hãy sống hết mình với tuổi trẻ, tận hưởng và cống hiến cho cuộc đời, hãy sống một tuổi trẻ thật đẹp để khi thanh xuân qua không có gì phải ngậm ngùi hối tiếc.

Đoạn thơ tuy không quá dài nhưng đủ để ta cảm nhận từng đợt sóng lòng mãnh liệt về niềm yêu cuộc sống của thi nhân. Có yêu cuộc đời mới yêu thiên nhiên đến thế, có yêu cuộc đời mới sợ rằng đời sẽ vụt trôi, có yêu cuộc đời mới thấy được mình phải sống có trách nhiệm trong từng giây phút như vậy. Đọc đoạn thơ mà em thấy lòng mình lắng lại, đủ vui, đủ để thấy bản thân mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để sống một tuổi trẻ thật ý nghĩa và trọn vẹn nhất.