Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm:
- Về bài 1: Ba-sô quê ở Mi-ê. Ông lên Ê-đô ở được mười năm mới về thăm quê. Ở Ê-đô, Ba-sô rất nhớ quê, nhưng về quê rồi rồi Ba-sô lại thấy nhớ Ê-đô. Có lẽ ông đã coi Ê-đô như quê hương mình, muốn gắn bó với mảnh đất ấy như nơi mình đã sinh ra.
- Về bài 2: Ba- sô có nhắc đến chim đỗ quyên ở bài thơ này. Đó là tiếng chim mà ông nghe được khi quay lại Ki-ô-tô sau hai mươi năm. Tiếng chim nghe rất thê thiết vậy nên khi nghe thấy tiếng chim này, nhà thơ lại hoài niệm, nhớ về một Ki-ô-tô của quá khứ, một Ki-ô-tô đã xa xôi.
Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi:
- Bài 3: thấm đượm xót xa tình mẫu tử. Ông đau đớn khi không chăm sóc được cho mẹ lại không thể gặp mẹ lần cuối bởi vậy nên “lệ trào nóng hổi”. Dòng nước mắt của nỗi xót xa, đau đớn, tình yêu thương đối với người mẹ đã khuất. Làn sương thu ở đây là giọt lệ như sương, hay mái tóc của mẹ bạc như sương, hay cuộc đời như giọt sương, ngắn ngủi vô thường,… Sương – tóc – lệ tan hoà, tạo nên hình tượng thơ mờ ảo, đa nghĩa.
- Bài 4: Bài thơ gợi lại một sự thực nhói đau ở Nhật ngày xưa. Đó là vào những năm mất mùa, đói kém, có nhà không nuôi nổi con phải bỏ con vào rừng, thậm chí còn nhẫn tâm giết đứa trẻ. Bởi vậy khi nghe tiếng vượn hú ông lien tưởng đến tiếng trẻ con khóc. Trong mùa thu, tiếng gió thổi nghe như tiếng mùa thu than khóc cho nỗi buồn đau của con người. Tất cả những âm thanh ấy gợi lên nỗi niềm đau thương khôn nguôn.
Câu 3 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ qua bài 5:
Hình ảnh chú khỉ đơn độc trong bài thơ gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, gợi hình ảnh những em bé nghèo đang co ro trong cơn lạnh. Bài thơ thể hiện long từ bi với những sinh vật tội nghiệp và tình thương yêu sâu sắc của nhà thơ đối với những kiếp người nghèo khổ.
Câu 4 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng được thể hiện qua:
- Bài 6: miêu tả cảnh mùa xuân, mùa hoa anh đào nở. Tác giả liên tưởng hàng ngàn cánh hoa đào phớt hồng, mỏng manh như giấy, lả tả bay, rụng xuống hồ và làm mặt nước gợn sóng. Chính cảnh tượng đẹp đẽ này lại ẩn chứa một triết lí vô cùng sâu sắc: sự tương giao của mọi vật trong vũ tru, mọi vật trong thế giới này đều tác động qua lại lẫn nhau, không có vật thể nào tồn tại độc lập.
- Bài 7: Trong cái không gian im lăng, có chút gì đấy trầm buồn thì tiếng ve hiện lên. Không râm ran, nó rền rĩ để rồi thấm vào đá. Khung cảnh u tịch, vắng lặng mang chút buồn
Câu 5 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Khát vọng được tiếp tục lãng du của Ba-sô:
Bài thơ này Ba-sô viết ở Ô-sa-ka (năm 1694). Đây là bài thơ từ thế của ông. Trước đó, ông đã thấy mình yếu lắm rồi, như một cánh chim sắp sửa bay khuất vào chân trời vô tận. Thế nhưng trước cái chết, Ba-sô không hề bi lụy. Cả cuộc đời mình Ba- Sô đã lang thang, phiêu bạt khắp nơi. Vì thế ngay cả khi sắp từ giã cõi đời, ông vẫn còn lưu luyến lắm, vẫn còn muốn tiếp tục cuộc đi - đi bằng hồn mình. Bài thơ như là một bức thông điệp cho cái tâm nguyện ấy. Và đúng là đọc bài thơ, ta lại như thấy hồn Ba-Sô lang thang trên khắp những cánh đồng hoang vu.
Câu 6 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): “Quý ngữ” và cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền trong các bài 6,7,8:
- Bài 6: quý ngữ là “cánh hoa anh đào”. Hình ảnh này gợi lên mùa xuân. Cảm thức thẩm mĩ về cái đơn sơ của bài hai-cư này chính là những triết lí sâu sắc rút ra được từ bức tranh mùa xuân tươi đẹp kia.
- Bài 7: quý ngữ nằm trong hình ảnh "tiếng ve ngâm". Đó là âm thanh vang vọng nhất của mùa hè. Và cảm thức thẩm mĩ của bài thơ nằm chính trong sự u huyền, tịch mịch của không gian khi mà tiếng ve rền rĩ kia như từng giọt âm thanh thấm sâu vào từng kẽ đá.
- Bài 8: "những cánh đồng hoang vu". Từ những cánh đồng hoang vu hiện lên trong giấc mơ khi tuổi già xế bóng, khi tiếng chim kêu đã như sắp lịm đi kia gợi lên một mùa thu hiu quạnh và cảm thức thẩm mĩ của bài hai-cư cũng ẩn sâu trong cái vắng lặng đó.
Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Thơ hai- cư của Ba- sô: tiểu sử, sự nghiệp của Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ Hai-cư
b, Bố cục 2 phần:
- Phần 1 (từ đầu... M.Si- ki (1867- 1902): Tóm tắt tiểu sử, giới thiệu những tác phẩm của Ba-sô
- Phần 2 (còn lại): thuyết minh về đặc điểm thơ Hai –cư
c, Phần tóm tắt
Thơ Hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất, thường chỉ có 17 âm tiết, được ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm- 7 âm- 5 âm. Mỗi bài thơ có tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đến khơi gợi cảm xúc, suy tư. Về ngôn ngữ, hai cư không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng nét chám phá, chừa ra nhiều khoảng trống cho trí tưởng tưởng của người đọc. Thơ hai-cư là đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.
a. Lỗi lặp từ “nhà thơ”
Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.
b. Sử dụng từ “cũng như” không hợp nghĩa
Đề tài, chủ đề, cảm hứng, nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.
c. Cách dùng từ “thi phẩm” (tác phẩm thơ) lặp nghĩa với từ “bài thơ”
“Thu hứng” là một trong những thi phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.
d. Sử dụng từ “mượn” không đúng nghĩa
Nhà thơ đã dùng trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.
e. Lỗi dùng từ “tri thức” (những hiểu biết về sự vật, hiện tượng...) không đúng nghĩa
Được sinh ra trong một gia đình trí thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách.
g. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Nhân vật trữ tình” trong bài không phải là người phụ nữ
Bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử kết lại bằng hình ảnh người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.
h. Lỗi dùng từ không đúng phong cách “rất ư bất ngờ”
Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ của Chi-ô rất bất ngờ.
Đoạn văn tham khảo:
Thơ hai-cư là một thể loại thơ khá phổ biến ở Nhật Bản. Nếu ở Việt Nam, làm thơ cần phải có vần thì các bài thơ hai-cư của Nhật Bản lại hoàn toàn không cần điều đó. Các bài thơ hai cư khá ngắn, nhưng lại có tính cô đọng, hàm súc cao, thường mang chủ đề thiên nhiên với hình ảnh trung tâm là cây cỏ, động vật. Trong thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng sẽ nhắc đến hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng... Ngoài ra bài thơ sẽ liên kết một hình ảnh bao la của vũ trụ ăn khớp với một hình ảnh bé nhỏ của đời thường. Có thể nói, đó chính là điểm đặc biệt, hấp dẫn của các bài thơ hai-cư.
Những câu mắc lỗi về sắp xếp trật tự từ trong câu và cách sửa:
a. Một bộ phận đông đảo độc giả đã không cảm nhận được cái mới ngay trong thơ Hàn Mặc Tử.
c. Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch cảm xúc hơn là mạch sự kiện của bài thơ.
d. Hình ảnh đời thường xuất rất nhiều hiện trong thơ hai-cư Nhật Bản
e. Thơ Đường luật mặc dù chặt chẽ bố cục nhưng vẫn có những khoảng trống khơi gợi liên tưởng.
g. Điều làm người đọc thích thú ở bài thơ này là cách gieo vần độc đáo.
h. Trong bài thơ “Tiếng thu”, các từ láy tượng thanh đóng vai trò quan trọng.
i. Nhà thơ lãng mạn cho phép giải phóng cảm xúc của mình một cách rất phóng khoáng.
Thơ ca Việt Nam khi xưa, trong thời Trung đại được các nhà nho dùng để dạy đời, tỏ chí. Nhà nho xưa thể hiện chí làm trai, nợ công danh, chí kinh bang tế thế hay những ưu tư về cuộc đời, về thời đại mà ít khai thác đời sống tình cảm, đời tư thường nhật của mình, đặc biệt là viết về người phụ nữ. Trong thế kỉ XIX có Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã làm được điều đó. Nhưng nổi tiếng hơn cả là những bài thơ của Tú Xương. Tú Xương không chỉ lên án đanh thép xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ bằng những bài thơ trào phúng sâu sắc mà còn để lại nhiều bài thơ trữ tình, nhất là về người vợ của ông. Thương vợ là một trong những bài thơ như thế, vừa sâu sắc, tình cảm, vừa hóm hỉnh, vui tươi.
Sách vở còn ghi lại, bà Tú có thời gian làm nghề buôn gạo
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Bà Tú ở đầu bài thơ hiện lên với công việc buôn bán ở mom sông. “Quanh năm” là thời gian đằng đẵng, tuần hoàn, ngày nối ngày, người mẹ, người vợ ấy vẫn tần tảo sớm hôm buôn bán để nuôi chồng, nuôi con. Bà không có cửa hàng hay quán xá mà buôn bán ở “ mom sông”, chỉ là chỗ đất nhô ra ở cửa sống, nơi đầy rẫy những nguy hiển, ba bề đều là nước, nơi ấy chênh vênh, không ổn định. Gợi cho người đọc sự không chắc chắn để bán buôn. Bà không chỉ bán một hay hai hôm mà quanh năm, ngày qua này, tháng tới tháng, từ năm này qua năm khác. Câu thơ đầu hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo, chịu khó mặc khó khăn và vất vả. “Nuôi đủ năm con với một chồng” mặc dù việc buôn bán vất vả để nuôi sáu miệng ăn nhưng cũng chỉ đủ ăn. Không những chỉ nuôi những đứa con thơ dại mà còn phải nuôi cả người chồng, lo lắng cho việc khoa cử mỗi lần đi thi của ông. Chỉ kể đến tiền cho chồng đi thi có khi còn nhiều hơn để nuôi những đứa con ở nhà. Nhà thơ từng lên tiếng tố cáo bọn quan lại, quắc mắt khinh đời giờ coi mình là con người nhỏ bé được bà Tú. Hai câu đề cho thấy sự vất vả nhưng rất đảm đang gánh vác và yêu thương chồng con mới dám hi sinh, chịu đựng nhọc nhằn. Đồng thời, đằng sau những vất vả của bà Tú là sự biết ơn sâu sắc của chồng và con với bà vì đã không đỡ đần được sự nhọc nhằn của bà.
Hình ảnh bà Tú lại hiện lên ở hai câu thực hết sức chân thực và sâu sắc:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Trong hai câu thơ trên, hình ảnh độc đáo và gần gũi với đời sống hàng ngày cũng như đời sống văn thơ dân gian nhất chính là hình ảnh con cò. Trong thơ Tú Xương, con cò hiện lên không phải là con cò mà được diễn đạt bằng từ “thân cò”. “Lặn lội thân cò” chính là sự vất vả, đơn chiếc khi kiếm ăn một mình, cực nhọc biết bao khi “quãng vắng” nơi vắng vẻ, ít người còn rất nguy hiểm. “Thân cò” ấy lại “eo sèo”, liều lĩnh, giành giật trong làm ăn vì miếng cơm manh áo của chồng con trong “buổi đò đông”. “Thân cò” ấy lặn lội, lam lũ cả một đời chính là hình ảnh biểu tượng của người phụ nữ ân cần, chăm chỉ làm vụng, lam lũ, vất vả. Thân cò ấy chính là thân phận, là sự mỏng manh trước cảnh đời khắc nghiệt. Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp đã làm nổi bật hình ảnh “ thân cò” lặn lội khi quãng vắng, eo sèo buổi đò đông. Một “ thân cò” gầy yếu nhưng lam lũ, vất vả. Qua bốn câu đầu tiên, hình ảnh bà Tú vẫn luôn là người phụ nữ vất vả, chịu đựng cùng với sự hi sinh lớn lao dành cho chồng con mình.
Tuy gian khổ là vậy, nhưng bà Tú không buông một lời oán trách mà luôn chịu đựng, kiên cường:
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Nói về cuộc sống gia đình mình Tú Xương đã dùng từ ngữ chân thực mà sâu sắc. “Duyên” và “nợ” là hai từ có ý nghĩa trái ngược nhau để chỉ hạnh phúc gia đình. Nếu cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp thì là cái duyên, còn cực nhục, khổ đau thì là nợ. Cuộc đời bà Tú duyên một mà nợ những hai. Mặc dù biết vậy nhưng cũng “âu đành phận” mà không một lời oán trách. Hình ảnh người phụ nữ ấy lại hiện lên với sự tần tảo, vất vả muôn phần: “Năm nắng mười mưa dám quản công”. Sự vất vả ấy đâu “dám quản công” chỉ “âu đành phận”. Tú Xương đã sử dụng rất khéo số từ trong thơ của mình, vừa theo thứ tự tăng dần vừa đối nhau: một, hai, năm, mười, gợi được những khó khăn chồng chất ngày một tăng dần. Đồng thời câu thơ cũng cho thấy sự kiên cường và phi thường của người vợ, người mẹ đã gánh vác, chấp nhận tất cả để lo lắng, săn sóc cho chồng con mình thật tốt.
Sau tất cả sự khó khăn ấy là hình ảnh người chồng tuy không thể làm được gì to lớn giúp vợ nhưng rất mực yêu thương và tài hoa:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.
Bà Tú tuy vất vả là vậy nhưng đâu có chửi chồng mình. Hai câu kết chính là lời chửi chua xót mà ông Tú thay vợ dành cho mình. Ông tự chửi mình về tội làm chồng mà hờ hững, để vợ phải vất vả, lặn lội kiếm ăn mà không đỡ đần được. Bà Tú không những không được nhờ vả vào chồng mà còn lấy phải ông chồng bạc bẽo, hờ hững, chẳng giúp gì được cho gia đình mà còn phải lo lắng và nuôi cả chồng mình. Đồng thời, ông Tú chửi cả một xã hội bất giờ bất công, ông chửi thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho bà Tú vất vả nhưng vẫn nghèo đói, khó khăn. Tiếng chửi ấy chính là tiếng tố cáo đanh thép xã hội không cho người ta quyền thi cử chính đáng để làm quan đỡ đần gia đình mặc dù ông Tú là người tài hoa. Đằng sau lời chửi ngoa ngoắt là một người chồng không hề hờ hững mà là một người chồng yêu quý, thương vợ rất mực, tài hoa, chung thủy và giàu lòng tự trọng.
Bài thơ là tiếng lòng chân thành của Tú Xương dành đến cho người vợ của mình, người đã vất vả kiếm sống nuôi gia đình. Bài thơ cũng hiện lên nhân cách cao đẹp của Tú Xương khi đã dám lên tiếng chia sẻ sự vất vả với vợ, sự xấu hổ khi không thể đỡ đần cho vợ mình, dám nhận mình là “quan ăn lương vợ” cùng với tài năng nghệ thuật rất đáng trân trọng.
Bài thơ có thể chia làm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về": Cảm xúc của nhà thơ trước sự thay đổi của đất nước
- Phần 2: Còn lại: Hình ảnh đất nước trong cuộc kháng chiến: từ trong đau thương, căm hờn đã đứng lên bất khuất, anh hùng.
- Thời gian sáng tác của bài thơ: Bài thơ được sáng tác trong một thời gian dài (1948 - 1955), tương đương với thời kì chống thực dân Pháp. Bài thơ có những đoạn lấy từ hai bài thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mitting (1949), đến năm 1955, Nguyễn Đình Thi viết thêm phần sau "Ôi những cánh..."
=> Dù viết nhiều lần nhưng bài thơ vẫn là một chỉnh thể nghệ thuật và là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi và văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám viết về đề tài đất nước.