K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài tập 3:Tìm trạng ngữ trong những câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung cho câu những nội dung gì? a. Mùa đông, giữa ngày mùa – làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. b. Quả nhiên mùa đông năm ấy xảy ra một biến lớn. c. Ngày hôm qua, trên đường làng, lúc 12 giờ trưa, đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. d. Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần...
Đọc tiếp

Bài tập 3:Tìm trạng ngữ trong những câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung cho câu những nội dung gì?

a. Mùa đông, giữa ngày mùa – làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau.

b. Quả nhiên mùa đông năm ấy xảy ra một biến lớn.

c. Ngày hôm qua, trên đường làng, lúc 12 giờ trưa, đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông.

d. Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi, cây và hoa khắp miền đất nước về đây hội tụ, đâm chồi phô sắc và tỏa hương thơm.

e.Diệu kì thay, trong một ngày, cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc than hồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh và khi chiều tà thì biển đổi sang màu xanh lục.

1

a. Mùa đông, giữa ngày mùa – làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau.

-> Trạng ngữ" Mùa đông,giữa ngày mùa"

=> Bổ sung thời gian

b. Quả nhiên mùa đông năm ấy xảy ra một biến lớn.

-> Trạng ngữ: "Mùa đông năm ấy"

=> Bổ sung thời gian

c. Ngày hôm qua, trên đường làng, lúc 12 giờ trưa, đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông.

-> Trạng ngữ: "Ngày hôm qua, trên đường làng, lúc 12 giờ trưa"

=> Bổ sung: Thời gian (trạng ngữ 1, trạng ngữ 3) , nơi chốn (trạng ngữ 2)

d. Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi, cây và hoa khắp miền đất nước về đây hội tụ, đâm chồi phô sắc và tỏa hương thơm.

-> Trạng ngữ: " Trên quảng trường Ba Đình lịch sử"

=> Bổ sung : Nơi chốn

e.Diệu kì thay, trong một ngày, cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc than hồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh và khi chiều tà thì biển đổi sang màu xanh lục.

-> Các trạng ngữ: "trong một ngày", "bình minh" , "trưa", "khi chiều tà"

=> Tất cả đều bổ sung về thời gian.

1 tháng 3 2019

a, Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối, chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì biển đổi sang màu xanh lục.

b, Sáng sớm, sương phủ dày như nước biển... Buổi trưa, trời xanh ngất, cao vòi vọi... Buổi tối, ở làng thật vui.

c, Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một cốc sữa, ăn một cái kẹo.

- Đoạn trên có 2 trạng ngữ :

+ Trạng ngữ 1 : Trên quãng đường Ba Đình lịch sử

=> Tác dụng : Xác định nơi chốn diễn ra sự việc.

+ Trạng ngữ 2 : Khắp miền đất nước

=> Tác dụng : Xác định nơi chốn diễn ra sự việc.

21 tháng 7 2019

- Đoạn trên có 2 trạng ngữ :

+ Trạng ngữ 1 : Trên quãng đường Ba Đình lịch sử

=> Tác dụng : Xác định nơi chốn diễn ra sự việc.

+ Trạng ngữ 2 : Khắp miền đất nước

=> Tác dụng : Xác định nơi chốn diễn ra sự việc.

Bài 4. Tìm các từ ghép trong đoạn văn sau và phân loại.   Trong nhiều truyện cổ tích, ông hay kể về hoa hồng. Hoa hồng là loài hoa có hương thơm. Hương hoa hồng thoang thoảng, dễ chịu. Lá hoa hông xanh đậm rung rinh đón gió và nắng mặt trời. Những đêm hè, trời sao chi chít, cánh hoa khẽ đu đưa trò chuyện cùng chị gió. Em như nghe thấy tiếng thì thầm của hoa và gió trong đêm trăng.Bài 5. Trong...
Đọc tiếp

Bài 4. Tìm các từ ghép trong đoạn văn sau và phân loại.

   Trong nhiều truyện cổ tích, ông hay kể về hoa hồng. Hoa hồng là loài hoa có hương thơm. Hương hoa hồng thoang thoảng, dễ chịu. Lá hoa hông xanh đậm rung rinh đón gió và nắng mặt trời. Những đêm hè, trời sao chi chít, cánh hoa khẽ đu đưa trò chuyện cùng chị gió. Em như nghe thấy tiếng thì thầm của hoa và gió trong đêm trăng.

Bài 5. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy: tươi tốt, mơ mộng, thịt thà, ngốc nghếch, mặt mũi, thúng mủng, đất đai, máy móc, ấm áp, bập bùng, cày cấy, bạn bè, hỏi han, làm lụng, đi đứng, thân thuộc, chân chất, tươi cười, đông đúc, ngờ nghệch.

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

Bài 6. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh..... Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.”

a. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

………………………………………………………………………………………………………….

b. Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua những hình ảnh nào?

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

c. Tìm từ ghép, từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên.

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.”

a. Chỉ ra từ láy, biện pháp tu từ có trong đoạn văn?

b. Giải nghĩa từ “sêu tết”.

c. Theo em, việc dùng cốm làm đồ sêu tết, cưới hỏi có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 4- 9: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 4- 9:

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền.

Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự 

B. Miêu tả 

C. Biểu cảm 

D. Nghị luận

2
21 tháng 6 2018

Đáp án: B

7 tháng 3 2021

miêu tả

 

10 tháng 10 2016

      Sau trận bão,chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi.Mặt tròi nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.Qủa trứng hồng hào ,thăm thẳm và đường bể được đặt lên một chiếc mâm bằng bạc mà đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.

Tác dụng:Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
 

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...]. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra...
Đọc tiếp

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?

a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...]. 

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

b) Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.

(Đoàn Giỏi)

1
16 tháng 8 2017

a.

- Thường thường, vào khoảng đó

- Sáng dậy

- Trên giàn hoa lí

- Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong

b. Về mùa đông

Nếu lược bỏ thành phần trạng ngữ trong các câu trên thì chúng ta không thể hiểu được rõ ràng nội dung của các câu trên bởi vì chúng đã bị lược bỏ trạng ngữ, không hiểu được sự việc được diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào.

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc phải có trong câu nhưng nó là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt. Có khi, vì vắng mặt trạng ngữ nên ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định, ví dụ: lá bàng đỏ như màu đồng hun. Nếu không gắn hình ảnh này với trạng ngữ chỉ thời gian Về mùa đông, thì sắc đồng hun của lá bàng có vẻ là bất hợp lí bởi vì khi đó câu Lá bàng đỏ như màu đồng hun như là nhận định chung về màu sắc của lá bàng, mà sự thực thì lá bàng chỉ có thể có màu đồng hun vào mùa đông thôi.