Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp nhân hoá: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Tác dụng: hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ.
Biện pháp nhan hóa: ko có
Bài làm
- Phép so sánh : không có phép so sánh
- Phép nhân hóa: nằm, nghe.
- Tác dụng
+ Bằng biện pháp nhân hóa: tác giả không chỉ diễn tả hình ảnh con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm thấy nó như đang lắng nghe, đang cảm nhận chất mặn mòi của biển cả. Hình ảnh con thuyền vô tri đã trở nên có hồn. Và , cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi, đó là sự vất vả nhưng tràn đầy hạnh phúc.
+ Câu thơ thể hiện sự tinh tế tài hoa và một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động của quê hương.
# Chúc bạn học tốt #
Quê hương là một trong những bài thơ hay nhất mà Tế Hanh sáng tác về đề tài quê hương. Trong bài thơ, ông đã viết hai câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền một cách rất sinh động:
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trên thớ vỏ"
(Quê hương - Tế Hanh)
Hai câu thơ trên là một sự sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo.Tế Hanh không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh hăng hái, mạnh mẽ khi ra khơi lúc đầu. Con thuyền có vị mặn của nước biển, nó như đang lắng nghe chất muối của đại dương thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Lúc đó, con thuyền trở đã nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Con thuyền cũng đã được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa qua các từ “im”, “trở về”, “nằm”, “nghe” khiến cho nó cũng như có tâm trạng, tâm hồn của một con người vậy. Nó tự nghe, tự cảm nhận, nó bồi hồi nhận ra “chất muối” – hương vị biển cả đang ngấm dần trong thớ vỏ nó. Ở đó là âm thanh của gió lên trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, hay đơn giản chỉ là tiếng ồn ào trong những ngày mà “dân làng tấp nập đón ghe về”. Sau những giờ phút tự lắng lòng cảm nhận một cách tinh tế như vậy, phải chăng con thuyền đã trở nên từng trải, dầy dặn hơn? Qua hai câu thơ trên, ta cảm thấy tác giả tả con thuyền như một người dân chài lưới ở quê của mình. Hai câu thơ cho ta thấy được một đặc điểm của Tế Hanh là được hóa thân vào sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức, đang thì thầm". Chỉ hai câu thơ trên thôi, ta đã phần nào hiểu tình yêu quê hương của Tế Hanh – một tình yêu quê hương bình dị nhưng sâu sắc, nồng nàn mà tha thiết.
Bài làm :Trong hai câu thơ trên , tác giả Tế Hanh đã miêu tả con thuyền bằng nghệ thuật nhân hóa ( im , trở về , nằm , nghe ).Tâm hồn nhà thơ thật tinh tế , nhạt cảm khi lắng " nghe" được sự gian lao , mệt mỏi của con thuyền sau chuyến ra khơi . Chiếc thuyền được nhân hóa trở nên thân thương , gần gũi biết bao nhiêu . Nhưng tài tình nhất là Tế Hanh " nghe " thấy cả chất muối thấm dần qua thớ vỏ của những con thuyền khi đang nghỉ ngơi trên bãi . Một sự chuyển đổi cảm giác thầy thi vị ! Chắc chỉ Tế Hanh mới có cảm giác này.Đâu có phải Tế Hanh chỉ nhân hóa mỗi con thuyền . Tế Hanh còn nhân hóa cả bến đỗ khi mong "mỏi" và lo lắng cho con thuyền sao mãi chưa về . Bởi bến quê , cuộc sống lao động , vật lộn với sóng cả để mưu sinh của con người nơi đây đã trở thành một mảnh tâm hồn của người con li hương. Vần thơ giản dị mà giàu cảm xúc , mang tính triết lí về lao động trong thanh bình. Các câu thơ trên cho thấy tác giả thường hóa thân vào các sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức đang thì thầm" . Chỉ bằng một vài chi tiết chọn lọc , qua kí ức của nhà thơ , hình ảnh về làng chài với chiếc thuyền , cánh buồn , người dân khỏe khoắn đã được tái hiện một cách sinh động và nồng ấm bởi cái vị mặn mòi của biển ,cái nồng nàn trong trái tim và giúp ta hiểu được tình yêu quê hương sâu sắc của Tế Hanh.
Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ đêm nay Bác không nhủ của nhà thơ Minh Huệ. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy súc động của anh đội viên, vừa lớn lao vĩ đại ấm áp mà chân tình. Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao:
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng"
Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.
4 câu thơ ngắn gọn với hai hình ảnh so sánh độc đáo vùa gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác.
-biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ) với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.
- nhân hóa ( chiếc thuyền im .. ) coi sự vật như con người làm sự vật trở nên sinh động,gần gũi hơn
a)Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Đó là sự nghỉ ngơi thư giãn sau chuyến ra khơi vất vả nặng nhọc,có cả sự hài lòng với kết quả công việc của mình.Con thuyền như con ng`, vì vậy ta như gặp đâu đây nụ cười mãn nguyện tự hào.Nếu những ng` dân chài trở về với "thân hình nồng thở vị xa xăm thì con thuyền cũng "nghe chất muối thấm dàn trong thớ vỏ"."Ta ko chỉ thấy chiếc thuyền nằm im trên bến mà còn nhân ra cả sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền"(Hoài Thanh).Chữ "nghe"xuất hiện mạng theo sự chuyển đổi cảm giác thú vị,thính giác hóa thành xúc giác.Cả chiếc thuyền và con ng` đã tở về nghỉ ngơi mà hồn của biển vẫn choáng ngợp tâm hồn họ.Sau bao ngày vất vả lên đênh trên biên, chiếc thuyền cùng trai tráng làng chài trở về. Câu thơ cho thấy hẳn là chiếc thuyền ấy đã cùng với dân chài trên biển lâu lắm rồi, dường như gắn liền với làng vậy. Chất muối đã ngấm trong thớ vỏ, cái vị mặn mà ấy cũng là đặc trưng của làng ven biển- quê hương của tác giả Tế Hanh. Hình ảnh quê hương không lung linh hay lãng mạn như những quê hương của bao người. Mà nơi ấy giản dị, như chính con người nơi đây. Đó là một con thuyền, là vị muối,... như vị của quê hương...
b)
" cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
rướn thân trắng bao ĺa thâu góp gió "
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh , nhân hóa , hình ảnh tượng trưng một cách chặt chẽ trong hai câu thơ trên . " Mảnh hồn làng " nghe khiêm tốn bao nhiêu , thì cái khả năng " thu góp gió " của làng chài ấy lại lớn lao kì vũ bấy nhiêu . Hình ảnh cánh buồm là một hình ảnh hữu hình , được đem ví với một mảnh " mảnh hồn làng " vừa thiêng liêng , lại vừa trìu tượng . Ở đây , tác giả không nói đến một vị thần" hoàng làng ' hay một cá nhân nào , chỉ duy nhất một danh từ độc đáo được nhắc đến là : " Mảnh hồn làng " nghe thật lạ lùng , trữ tình , thiết tha và thiêng liêng biết bao ! Cánh buồm từ một vật vô tri đã được biến thành một vật thể mới , có tâm hồn riêng , có sức sống riêng , và là sức sống của cả một làng quê hun đúc lại ! Nhân hóa cánh buồm " rướn thân mình " làm cho hình ảnh trở nên lớn lao , thiêng liêng , vừa thơ mộng vừa hùng tráng , tính cách hiên ngang , phóng khoáng , khát khao bay bổng và cường tráng ở người dân chài đã lộ rõ trong cánh buồm ấy .
Cả hai câu thơ vừa vẽ ra hình thể vừa gợi hình thể của sự vật . Đặc biệt khắc họa chân thực và sinh động hình ảnh người dân chài cũng như sinh hoạt lao động của người làng chài . Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng , bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người dân chài .
Con thuyền vô tri đã mang theo hơi thở , nhịp đập của quê hương . Con thuyền đã trở nên có hồn , một tâm hồn rất tinh tế . Cũng như người dân chài , con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi .
chứng tỏ rằng Tế Hanh phải có một tâm hồn tinh tế và tài hoa , một tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương , một nỗi nhớ thương da diết , nồng hậu về vùng quê sông nước bao la .
bạn làm chung 2 câu thơ trong một bìa có được không vậy. Cái này mình piết rồi, mình cần một bài có đủ cảm nhận 2 câu thơ luôn.
a. Phép tu từ : Hoán dụ
Đổ máu: chiến tranh chết chóc ( lấy dấu hiệu sự vật để nói sự vật )
b. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
- Phép tu từ :
+ Nhân hoá : thuyền - im
bến - mỏi trở về nằm
+ Ẩn dụ : Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
"Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác => ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
c. Phép tu từ:
- So sánh : Mặt trời - hòn lửa
- Nhân hoá : Sóng - cài then
- Ẩn dụ : Khi ngày đã tàn, “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng biển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy.
a,Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ. Vì đây là dấu hiệu của sự xô xát dẫn đến thương tích, hi sinh, mất mát; ở đây được dùng để biểu thị thời điểm xảy ra chiến sự, chiến tranh.
b,
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
2 câu thơ trên trích trong vb''quê hương'' of tế hanh.với hình ảnh nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 2 câu thơ đã được tác giả miêu tả trạng thái nghỉ ngơi của con thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về.Tác giả không chỉ thấy thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi say xưa của con thuyền và cảm thấy con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.Con thuyền ấy vô chi trớ nên có hồn , một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân làng chài ,con thuyền ấy cũng thấm đậm vị mặn mòi của biển khơi.
c) "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"=> So sánh
"Sóng đã cài then đêm sập cửa"=> Nhân hóa
=> THiên nhiên, biển cả như một ngôi nhà rộng lớn mà gẫn gũi, ấm áp, thân thương với con người
- Bằng biện pháp nhân hóa: tác giả không chỉ diễn tả hình ảnh con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm thấy nó như đang lắng nghe, đang cảm nhận chất mặn mòi của biển cả. Hình ảnh con thuyền vô tri đã trở nên có hồn. Và , cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi, đó là sự vất vả nhưng tràn đầy hạnh phúc.
- Câu thơ thể hiện sự tinh tế tài hoa và một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động của quê hương.