K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2021

a) Có , vì ẩn dụ cho ''Người'' - ý chỉ Bác Hồ b) ''... / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ..''    ''Mặt trời của ... / Mặt trời của mẹ , em nằm trên lưng ...''

 

21 tháng 11 2021

Ở CÁI SÃ HỘI LÀY, TRỈ KÓ NÀM, CHỊU KHỐ CẦN CÙ BÙ THỀ PÙ XIÊNG LĂN. TRỈ KÓ NÀM THÌ MỐI CÓ ĂNG

21 tháng 11 2021

:))))

 

6 tháng 10 2021

Tham khảo:

Biết ơn là đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam ta được kế thừa và phát huy qua bao thế hệ. Biết ơn là việc ghi nhớ, trân trọng và tấm lòng tri ân công lao của những người đã giúp đỡ, những người đã đóng góp công sức để mang đến cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta. Lòng biết ơn giúp gắn kết giữa con người với con người, phát huy được lối sống đẹp, nhân ái của dân tộc. Học sinh chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà, biết tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô, ghi nhớ công lao dựng và giữ nước của cha anh đi trước. Cùng với tấm lòng biết ơn chân thành, chúng ta cần thể hiện sự biết ơn ấy thông qua những hành động thiết thực: chăm sóc, hỏi thăm, giúp đỡ….Với những hành động vô ơn, vong ơn bội nghĩa chúng ta cần phê phán, loại trừ. Người sống tình nghĩa, có lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng, ngược lại nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ ích kỉ, sống vô ơn, những mối quan hệ xã hội vì vậy cũng bị rạn nứt. Chúng ta hãy sống tình nghĩa, biết ơn và trân trọng những thành quả, những con người đã mang đến cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp như hiện nay.

6 tháng 10 2021

thank you

 

Giup em cai nay voiĐọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:Thần thoại Hi Lạp kể rằng: “ Thượng Đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốncong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của loài lau cói,màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá,(...) ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xótxa của tầng mây(...) chất cứng rắn của ngọc kim cương, vị ngon ngọt...
Đọc tiếp

Giup em cai nay voi

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Thần thoại Hi Lạp kể rằng: “ Thượng Đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốn
cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của loài lau cói,
màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá,(...) ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xót
xa của tầng mây(...) chất cứng rắn của ngọc kim cương, vị ngon ngọt của đường mật,
(...) đức trung trinh của chim uyên ương, đem mọi thứ ấy hỗn hợp nặn thành người phụ
nữ”. Người phụ nữ là biểu tượng của cái đẹp. Nhưng trong thời đại phong kiến độc ác tàn
bạo, đầy rẫy những sự bất công, người phụ nữ phải chịu nhiều đắng cay oan trái nhất, họ
phải chịu cảnh cá chậu chim lồng, quyền sống như chỉ mành treo chuông.Vậy mà những
người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng yêu thương và nhân hậu .
( Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến – Nguồn internet)

Câu 1: ( 2 điểm)
a. Nội dung đoạn trích gợi cho em nghĩ đến những nhân vật nào trong các văn bản
của chương trình Ngữ văn 9- HKI? ( trong tác phẩm nào, tác giả là ai?) Kể ít nhất
hai nhân vật.
b. Cho biết thể loại của mỗi tác phẩm em vừa nêu.
Câu 2: ( 2điểm)
Từ câu “Người phụ nữ là biểu tượng của cái đẹp”, em hãy chỉ ra những nét đẹp tiêu biểu
của một nhân vật phụ nữ mà em vừa nêu ở câu 1.
Câu 3 ( 2 điểm)
a. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
b. Chỉ ra một phép tu từ có trong đoạn, gọi tên và nêu tác dụng.
Câu 4: ( 2 điểm)
Tìm một thành ngữ có trong đoạn trích. Em hiểu nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?

0
Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.Câu 2: Xét...
Đọc tiếp

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.

Câu 2: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.

Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

1
7 tháng 10 2017

a.  Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị.  Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.

- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )

b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi) 

27 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Hai câu thơ đầu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật lặp từ "Không" vô cùng độc đáo để khẳng định sự thiếu thốn và hoàn cảnh khó khăn trong chiến đấu của những người chiến sĩ Trường Sơn. Đồng thời, đây cũng là biện pháp liệt kê những sự thiếu thốn của hoàn cảnh chiến đấu: xe không có kính, xe không có đèn, xe không có mui và thùng xe có xước. Ta có thể thấy được sự khẳng định về sự thiếu thốn trong hoàn cảnh chiến đấu của những người lính. Trong hành trình chiến đấu và lái những chiếc xe xẻ dọc Trường Sơn của mình, những người lính phải đối mặt với vô vàn những sự khó khăn và thiếu thốn và những thử thách đối với ý chí và tinh thần chiến đấu của họ. Thế nhưng, câu thơ thứ ba khẳng định những chiếc xe vẫn tiếp tục chạy trên hành trình giải phóng miền Nam vẫn còn nhiều khó khăn ở trước mặt. Hình ảnh cuối cùng của bài thơ là hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp "một trái tim". Chao ôi hình ảnh trái tim đó chính là tình yêu dành cho đất nước, là tinh thần chiến đấu, là tinh thần lạc quan và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của người lính! Nhà thơ Tố Hữu từng có câu thơ rằng: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Lời dẫn trực tiếp). Đây chính là hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ có tinh thần tuổi trẻ, dũng cảm, không ngần ngại khó khăn, gian khổ. Khổ thơ có âm điệu hào hùng, chan chứa tình cảm, tha thiết tình cảm của những người lính dành cho đất nước của mình, dành cho miền Nam vẫn chưa được giải phóng. 

27 tháng 10 2021

em cảm ơn ạ :33

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 11 2018

1. Bài thơ được sáng tác năm 1948, trong hoàn cảnh: Những năm kháng chiến chống Pháp đang diễn ra cam go, quyết liệt. Trong một lần hành quân, Chính Hữu bị sốt rét rừng và ốm nhưng đồng đội của ông vẫn phải tiếp tục lên đường. Trong tình huống ấy, một người bạn của Chính Hữu đã ở lại và chăm sóc. Cảm động trước tình đồng chí ấy, Chính Hữu đã viết thành công bài thơ.

2. Câu thơ cuối thuộc kiểu câu đặc biệt. Tác dụng: sau khi suy nghĩ về những cơ sở hình thành tình đồng chí, Chính Hữu đã có lời thốt lên như một phát hiện: "Đồng chí!". Đồng chí là những người cùng chí hướng, cùng chia sẻ và thấu hiểu nhau. Câu đặc biệt tạo cho bài thơ có kết cấu "bó mạ", thể hiện sự xúc động và tình cảm của những người cùng đứng chung chiến hào giết giặc.

3. Đoạn văn diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn).

Câu chủ đề: Cơ sở hình thành tình đồng chí được Chính Hữu phát hiện dựa trên cùng nguồn gốc xuất thân, cùng chung những khó khăn trong kháng chiến và cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. ...

6 tháng 12 2021

Biển cả mênh mông luôn mang lại nguồn cảm hứng vô tận cho các thi nhân. Nếu Xuân Quỳnh cảm nhận những cơn sóng biển dạt dào luôn khao khát yêu thương thì Huy Cận lại nhìn về biển với sức sống mạnh liệt, là một bức tranh kì vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên. Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận mang hồn thơ của một sức sống mới, sự hồi sinh của một tâm hồn và một đất nước. Bài thơ khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. 

Mở đầu bài thơ là bức tranh về hoàng hôn trên biển rộng. Giữa màn đêm đang dần lấn chiếm không gian bao la của vũ trụ, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

 Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả. – một ngày lao động trên biển bắt đầu:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả miêu tả vẻ đẹp của biển với nguồn tài nguyên vô tận, mặt trời lắng và giấc ngủ sâu sau một ngày dài cũng là lúc các sự vật trên biển bừng thức:

Hát rằng : cá bạc biển Đông lặng

Cá thu biển Đông như đoàn thoi.

Nếu như cả bài thơ là một bức tranh sáng tạo về không khí lao động của những người đi biển, thì chi tiết về đàn cá là một sáng tạo đặc sắc. Các biện pháp nghệ thuật ở đây được sử dụng một cách linh hoạt, làm người đọc cảm thấy được sự giàu có của biển cả. Kết hợp giữa bút pháp tả thực và trí tưởng tượng vô cùng phong phú, những luồng cá  được ví như đoàn thoi, dệt lên muôn luồng sáng trên tấm lưới khổng lồ. Trong đêm đen giữa biển cả bao la, những luồng sáng vút lên như chứa chan bao hi vọng của người đi biển và đó cũng là sự ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên phong phú của biển cả cho những ngư dân. Không chỉ có cá thu, cá bạc, mà các loài cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song,… cũng đang hòa chung khúc hát, tạo nên khúc ca hùng tráng của biển khơi.

 

Mặt trời đã tắt nhưng ánh trăng chiếu rọi luồng sáng trên cao xuống mặt biển dập dìu sóng nước, tạo ra không gian lãng mạn, huyền ảo Sự phối hợp màu sắc của thiên nhiên với màu sắc của các loài cá trên biển tạo nên những màu sắc rực rỡ: lấp lánh, đen hồng, vàng chóe,… đã khiến bức tranh trở nên đa dạng về màu sắc, sinh động, có hồn hơn.Vẻ đẹp thiên nhiên thật đẹp đẽ, tràn đầy hơi thở sự sống: Đêm thở sao lùa nước Hạ Long. Biển cả trù phú, giàu có chính là nguồn sống nuôi dưỡng con người khôn lớn, trưởng thành. Người dân chài gắn liền cuộc đời mình với biển cả, vì thế biển đối với họ thật gần gũi, thân thiết biết bao.

Sau một đêm lao động vất vả, khẩn trương, trời đã trở về sáng. Hình ảnh mặt trời một lần nữa xuất hiện trong bài thơ. Cảnh rạng đông và mặt trời từ từ đội biển nhô lên thật tuyệt diệu. Bình minh lên cũng là lúc người ngư dân trở về bến cảng, với những khoang thuyền đầy ắp cá. Mặt trời và ánh sáng của bình minh tươi đẹp đã chiếu rọi vào đôi mắt cá như khẳng định những thành quả lao động của con người sau bao vất vả. Mặt trời ngày mới như ánh hoàng quang rực rỡ tô điểm cho chiến thắng của những người ngư dân sau một chuyến ra khơi thành công rực rỡ.

Cảnh hoàng hôn và cảnh bình minh trên biển được đặt ở vị trí đầu và cuối bài thơ đã mở ra một không gian rộng lớn là thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ, đó cũng là nhịp sinh hoạt của những người ngư dân về một đêm đánh cá trên biển. Cùng với đó, câu hát cũng  được những người ra khơi cất lên từ lúc ra đi cho đến trở về. Những câu hát khi trở về thể hiện rõ một niềm hân hoan, phấn khởi. Câu hát mang âm điệu nhẹ nhàng phơi phới diễn tả khí thế hăm hở và sảng khoái vì thành quả tốt đẹp của đêm lao động cật lực. Hình ảnh hoán dụ “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” khép lại bài thơ nhưng lại mở ra một trường liên tưởng về một tương lai tốt đẹp, những hi vọng vào một cuộc sống mới đủ đầy cho đất nước hôm nay.

 

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. Qua đó, cũng cho thấy khả năng quan sát tỉ mỉ về bức tranh thiên nhiên đầy sinh động, trí tưởng tưởng phong phú cùng sự chắt lọc ngôn từ tinh tế của Huy Cận. Bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên.

 

bạn lọc nhé !

 

6 tháng 12 2021

Đa tạ đại nhân :))

4 tháng 1 2022

Tham khảo nhé
Trong khổ thơ đầu của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", Huy Cận đã cho ta thấy bức tranh tươi sáng về hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. HIện lên trong bức tranh ấy là cảnh hoàng hôn xinh đẹp. Hình ảnh mặt trời là hình ảnh thật gần gũi, ấn tượng. Nhân hóa "xuống biển" cùng so sánh "như hòn lửa" trong câu thơ đã gợi ra bước đi của thời gian. Thiên nhiên đang dần buông và màn đêm bao trùm lên cảnh vật. Bước đi của thời gian được tô đậm rõ nét hơn trong câu thơ sau "Sóng đã cài then, đêm sập cửa". Trong câu thơ này,ta hình dung, biển là một ngôi nhà rộng lớn và sóng là then cài. Huy Cận sử dụng hình ảnh nhân hóa thật tài tình. Đặc biệt, ông tô đậm hình ảnh con thuyền ra khơi càng làm bức tranh thêm phần sống động. Phó từ "lại" giúp ta thêm hiểu về công việc quen thuộc của người ngư dân. Họ cùng lao động, cùng nỗ lực trong hành trình ra khơi. Ẩn dụ câu hát trong câu thơ sau lại là hình ảnh liên tưởng đầy thi vị. Câu hát là khí thế, là nỗi lòng của những người ngư dân ra khơi đánh cá. Niềm vui như nhân lên, căng tràn cùng gió, cùng niềm hạnh phúc trong người ngư dân