K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2018

các bác giúp e với ạ

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
31 tháng 10 2018

a. 

- Từ tượng thanh: rì rầm

- Từ tượng hình: phấp phới, bát ngát

=> Tác dụng: Diễn tả niềm vui ngập tràn của tác giả khi nhìn ngắm đất nước được độc lập, nước nhà như được thay da đổi thịt, cảm thấy tự do, tràn trề nhựa sống. Đồng thời câu thơ cuối bài với từ tượng thanh "rì rầm" cũng cho thấy niềm tự hào, niềm biết ơn của tác giả trước những tấm gương hi sinh anh dũng.

b. 

- Từ tượng hình: lô xô, nhấp nhô

=> Tác dụng: diễn tả hình ảnh người lính hành quân ở Trường Sơn với lực lượng hùng hậu và khí thế hừng hực (đoàn quân đi mà như sóng lượn nhấp nhô, tung bay bụi khói)

5 tháng 11 2018

c1:

-Tự sự

c2:

-

17 giây trước (19:58)

“Trời xanh 

Núi rừng 

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

c3:

tả cảnh đẹp của đất nước

c4:

gợi cho em thấy được vẻ đẹp tình yêu quê hương đất nước

5 tháng 11 2018

Đạt Hoàng mik nghĩ câu 1: là biểu cảm, bn có chắc ko. Mikchir hỏi thôi

19 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn làm bài nhé.

- Giới thiệu đoạn thơ trên, đó là của ai tác giả nào?

Mẫu mb:

Kẻ bình thường chỉ nhìn đời qua thơ, còn với người say mê tìm cái đẹp cho đời thì họ đưa đời vào thơ. Cái hay, cái cốt lõi đẹp đẽ âu nằm ở đấy. Thơ là gì?, mấy ai hiểu hết nghĩa và lý giải nó một cách tường tận. Nhưng qua ...., từng câu từng chữ trong ... của nhà thơ ... sẽ cho ta hiểu hơn một phần của "thơ".

- Phân tích, bàn luận:

" Trời xanh đây là của chúng ta"

-> Phong thái mạnh mẽ, uy phong giọng thơ hào sảng của tg thể hiện nên một lý tưởng đẹp đẽ của bản thân: khẳng định chủ quyền nước nhà.

" Núi rừng đây là của chúng ta"

-> Gợi lên không gian rộng lớn, thiên nhiên này là của "ta".

=> Tâm ý rực lửa nói lên sự sỡ hữu của tg với thiên nhiên.

"Những cánh đồng thơm mát"

-> Thể hiện cái giàu đẹp của những cánh đồng đầy mùi thơm của gạo lúa, của mồ hôi lao động của đất nước.

-> Cảm hứng lãng mạn của một con ngừoi yêu quê hương, đất nước và tự hào tột độ về nó.

"Những ngả đường bát ngát"

-> Gợi diện tích rộng lớn của nước nhà.

"Những dòng sông đỏ nặng phù xa"

-> Nói lên cái màu mỡ của đất nước, tài nguyên thiên nhiên rừng vàng biển bạc của nước ta.

- Đánh giá:

+ Lời thơ khí thế không kém phần miêu tả sâu sắc.

+ Từng câu thơ gợi lên tấm lòng, suy nghĩ tác giả và những cái đẹp của thiênn hiên đất nước.

+ Những sự vật quen thuộc được miêu tả sâu sắc, rõ ràng làm câu thơ thêm giá trị gợi hình gợi cảm.

- KB: khẳng định lại cảm nhận của em về thơ.

5 tháng 11 2018

Mình nghĩ đây là biểu cảm. Trong thơ ptbđc chủ yếu là biểu cảm nhé

5 tháng 11 2018

Bn có chắc chắn ko ? Mik làm bài kiểm tra đấy

26 tháng 12 2018

“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên

Biểu cảm

Câu 2: Tìm các từ thuộc trường từ vựng " phong cảnh đất nước" trong đoạn thơ.

Trời xanh, núi rừnh, cánh đồng, dòng sông

Câu 4: Đoạn thơ trên gợi cho em tình cảm gì ?

Tình cảm yêu, tự hào về quê hương, đất nước

5 tháng 11 2018

câu 1: mk vừa ms làm nhá

câu 2:

các từ thuộc trường từ vựng"phong cảnh đất nước" trong đoạn thơ:

-trời xanh

-núi rừng

-cánh đồng

-ngả đường

-dòng sông

câu 3:

cách nêu nd:

-Đoạn trích trên xoay quanh nvật...., bộc lộ cảm xúc của ai vs đối tượng nào

-đối tượng đó có đặc điểm gì?ntn?

-thái độ, tinh cảm của tác giả với đối tượng

-nhắc nhở ta bài học nào

câu 4

gợi lên tình yêu quê hương, đất nước, phong cảnh thiên nhiên phong phú của đât nước

Đợi mk trả lời câu 3 nhá

10 tháng 8 2017

"Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về".

(Đất Nước - Nguyễn Đình Thi)

a, Xác định thể thơ

Làm:

+) Thể thơ trên thuộc thể thơ tự do.

b. Nêu ý nghĩa của từ láy "rì rầm"

Làm:

+) Ý nghĩa tu từ của từ láy “rì rầm”: vừa có tính tả thực vừa có tính tượng trưng, gợi tiếng nói cha ông xưa luôn hiện diện cùng con cháu hôm nay, nhắc nhủ về truyền thống bất khuất của giống nòi.

c. Đoạn thơ thể hiện tính cách gì của tác giả

Làm:

+) Đoạn thơ thể hiện niềm vui lớn về quyền làm chủ đất nước, niềm tự hào về tinh thần bất khuất của con người Việt Nam.

d. Chỉ ra các dạng của phép điệp có trong đoạn thơ. Nêu tác dụng

Làm:

- Các dạng của phép điệp và hiệu quả nghệ thuật trong đoạn thơ

+) Các dạng của phép điệp: điệp từ (của, những, nước, chúng ta,…); điệp ngữ (đây là của chúng ta); điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta; Những cánh đồng…/ Những ngả đường…/ Những dòng sông…).

+) Hiệu quả nghệ thuật: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp; khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả ...

10 tháng 8 2017

a)=>Thể thơ tự do

b)rì rầm:Tiếng động(nói chuyện) nhỏ to.

c)=> Thể hiện sự vui sướng,hạnh phúc của tác giả khi đất nước là của chúng ta

d)

Trời xanh đây là của chúng ta=>điệp cấu trúc

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát =>điệp cách quãng

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta=>điệp cách quãng

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

=>Tác dụng:Bộ lộ tình yêu mãnh liệt của tác giả đối với đất nước nói riêng

Đọc đoạn văn:“Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốtvà vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố tình hình dungra những miền xa lạ kia.(1) Thuở ấy có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ailà người trồng hai cây phong trên đồi này? (2) Người vô danh ấy đã ướcmơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã áp...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn:

“Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt

và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố tình hình dung

ra những miền xa lạ kia.(1) Thuở ấy có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai

là người trồng hai cây phong trên đồi này? (2) Người vô danh ấy đã ước

mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã áp ủ

những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?

(3).

(Hai cây phong – Ai-ma-

Tốp)

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu (1) rồi gọi tên.

2. Tìm các từ tượng thanh có trong đoạn văn.

3. Xác định các phương thức biểu đạt được kết hợp trong đoạn

văn.

4. Trong đoạn văn trên có câu nào là câu nghi vấn.

0
Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau. a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ...
Đọc tiếp

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau.

a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sáo trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà trong chuồng.
Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông. (Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam ) b) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại. (Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì) c) Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật, để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất. Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai Bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai Bà vẫn chép rằng Hai Bà đều hóa đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hóa lên trời.
Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thuở xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết. (Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích)

(Gợi ý : Trước hết tìm các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện chủ đề, sau đó phân tích cách triển khai chủ đề ấy trong đoạn trích.)

1
20 tháng 12 2019

a, Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.

- Cách sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

b, Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.

- Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.

c, Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.

- Cách sắp xếp đối xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.